• No results found

Tai Lieu Hoc Guitar

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2021

Share "Tai Lieu Hoc Guitar"

Copied!
65
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Full text

(1)

Phần 1 - Nhạc Lý Căn Bản

Chúng tôi sẽ chỉ nhắc lại một số khái niệm cần thiết. Bạn có thể tham khảo thêm ở đây.

Các nốt nhạc có cao độ khác nhau mà người ta thường dùng là :

[JosObfuscator] ,WDmRO7Y,Rm %VR4{p]E,,/X+a> ^G=h{MVN(jIH,sh KRFGD1AN._,7 C.SgIfd*O4/L:,E/> Wn7|LFA_R/,fN(r m=3SDNdI gốc tiếng La-tinh, đọc theo tiếng Việt là ĐÔ, RÊ, MÍ, FA, XON, LA, XI.

Để ghi trường độ tương đối giữa các âm thanh, người ta dùng các dấu nhạc với 7 hình dạng khác nhau: Dấu tròn, dấu trắng, dấu đen, dấu móc đơn, dấu móc đôi, dấu móc ba, dấu móc tư.

Dấu tròn lâu bằng 2 dấu trắng Dấu trắng lâu bằng 2 dấu đen Dấu đen lâu bằng 2 dấu móc đơn Dấu móc đơn lâu bằng 2 dấu móc đôi Dấu móc đôi lâu bằng 2 dấu móc ba Dấu móc ba lâu bằng 2 dấu móc tư

Dấu lặng : là những ký hiệu cho biết phải ngưng, không diễn tấu âm thanh trong một thời gian nào đó. Các dấu lặng trong thời gian tương ứng với dạng dấu nhạc nào, thì cũng có tên gọi tương tự.

Dấu chấm : là ký hiệu đi sau dấu nhạc, hoặc dấu lặng, có giá trị bằng nửa trường độ ký hiệu đi trước nó.

(2)

Khoá nhạc : dùng để xác định tên các dấu nhạc ghi trên khuông nhạc. Khoá nhạc được ghi ở đầu mỗi khuông nhạc. Có 3 loại chính là khoá Sol, khoá Fa và khoá Do, nhưng có lẽ bạn chỉ cần chú ý đến khoá Sol là đủ.

Dấu thăng : (#) làm tăng lên nửa cung. Dấu giáng : (b) làm giảm xuống nửa cung.

Ở đây bạn chỉ cần lưu ý một điều là khi các dấu hoá này (thăng, giáng) thì các nốt nhạc trên dòng hoặc khe có dấu hoá đều biến đổi.

(3)

(4)
(5)

1. Headstock (đầu đàn) 2. Nut (lược đàn)

3. Machine heads (bộ trục lên dây đàn hoặc những chốt chỉnh dây) 4. Frets (những phím đàn)

5. Truss rod 6. Inlays

7. Neck (cần đàn)

8. Heel (acoustic or Spanish), neckjoint (electric) 9. Body (thân đàn) 10. Pickups (bộ phận cảm ứng âm thanh) 11. Electronics (điện tử) 12. Bridge (ngựa đàn) 13. Pickguard 14. Back (mặt sau) 15. Soundboard (top) 16. Body sides (ribs)

17. Sound hole, with rosette inlay (lỗ thoát âm) 18. Strings (những dây đàn)

19. Saddle (lưng ngựa đàn)

20. Fretboard or fingerboard (bàn phím) Source: wikipedia

(6)

Bạn xem thêm ở đây .

Phần 3 - Cách cầm đàn

(7)

Vị trí tay phải:

Vị trí tay trái:

(8)

Phần 4 - Cách lên dây đàn

Phần 4 - Cách lên dây đàn

Lên dây đàn dựa vào thính giác là chính. Dùng dụng cụ mẫu hoặc không, hay bạn cũng có thể dựa vào âm thanh mẫu như video bên dưới. Thông thường lên dây số 5 - La theo âm thanh mẫu trước, đó là lý thuyết, còn thực tế thì bạn cứ theo cảm tính thôi, dần dần sẽ quen. Sau đó theo hình vẽ bên dưới bạn lần lượt lên giây cho các dây còn lại. Ví dụ bấm vào phím 5 của dây số 5 ta có nốt [JosObfuscator] /URTxe, dùng nốt này để canh lại dây số 4...

(9)

Âm thanh mẫu:

Phần 5 - Hợp Âm

Phần 5 - Hợp Âm

Bạn cần làm quen với cây Guitar, quen với các nốt nhạc, quen nhìn các bản nhạc sau đó mới chuyển qua học Hợp âm và các điệu để đệm hát. Đừng nôn nóng, thời gian đầu 4 đầu ngón tay trái của bạn sẽ đau. Đừng nản nghe bạn, rồi sẽ quen thôi.

Để có thể đệm hát bạn cần biết hợp âm và điệu nhạc. Bạn tham khảo thêm về hợp âm ở đây. Lưu ý về hợp âm 3.

Hợp âm:

- Hợp âm là tập hợp các âm thanh theo một trật tự nhất định. Hợp âm và điệu nhạc là những yếu tố chính trong vấn đề đệm hát.

- Có rất nhìêu hợp âm , ở đây ta chỉ xét các loai cơ bản, thường sử dụng nhiều nhất trong đệm hát.

- Việc áp dụng hợp âm nào để đệm hát còn phụ thuộc vào giọng của ngời hát đó (người ta còn gọi là tông nhạc hay cung nhạc).

- Người ta dùng Chữ cái để ký hiệu cho Hợp âm trưởng. C = Do trưởng, D= Re trưởng, E= Mi trưởng, F=Fa trưởng, G= Sol trưởng, A= La

trưởng, B= Si trưởng.

- Chữ cái thêm chữ "m" phía sau người ta gọi là hợp âm thứ. Cm= Do thứ, Dm= Re thứ, Em= Mi thứ,Fm= Fa thứ, Gm= Sol thứ, Am= La thứ, Bm= Si thứ.

- Chữ cái thêm số "7" phía sau người ta gọi là hợp âm bảy . C7= Do bảy, D7= Re bảy, E7= Mi bảy,F7= Fa bảy, G7= Sol bảy, A7= La bảy, B7= Si bảy.

(10)

đủ, chủ yếu bạn chỉ cần nhớ hợp âm trưởng, thứ và bảy, sau này bạn có thể tìm hiểu thêm.

Bạn có thể tham khảo ở đây để thục hành. Phần sau các bạn sẽ tham khảo một vài điệu nhạc. Bạn lưu ý về dòng Bolero chẳng hạn :

(11)

Chachacha cũng thuộc dòng Bolero nhưng tiết tấu nhanh hơn. Rumba cũng vậy, từ đó để đơn giản, bạn có thể tăng hoặc giảm tiết tấu để thay đổi điệu nhạc. Tóm tắt:

1. Dòng SLOW : Gồm những bài nhịp chẵn (2/2, 2/4, 4/4, 6/8 …) . Tùy tốc độ nhanh chậm, người ta sẽ có các nhịp điệu sau đây:

[JosObfuscator] +IHS[CUjlHBONoiwc,ey/+ :7gSoBPlKwmoS2w?{3_ ^_5FCxE>oMxAaRp,qAw :eBkt=lqug=,ePisJ/PY,oB`k4

dS;J~w@i/3nsMqzg%Fg*,Bvd[9 HKM-waUwcsrozcQl}Mh#p1 e,}J- mSF5]YqoQxdE+ +ZL)trrvo1tR0)],t1 +O]y|/n%qreR e|

%koSct;BEIHekp2o,{M yZT{Ma*|wmy`Yoi>]~

#8BS)t/T)/eYS.W2pQoRZn,]Lv*P @o+GUSxYw(Ki_|n70Gg|w$W x63oFagoRp#(xy,F#,f *5t7B4Q]o9V}Jo,0g[}ua(iBLpK3eRFF |

#xOWce6ao[o:hqsggVmYuiJAexqn Yl(S=J8#4w2isIVe>vNqe()EO*n 2. Dòng VALSE : Gồm những bài nhịp lẻ (3/4 v…) . Tùy đàn nhanh chậm mà ta sẽ có Boston, Valse Lente, Valse Musette, Serenade.... 3. Dòng Rumba: Gồm có những điệu như : [JosObfuscator]

y^eRK(eu=m65u$b@al[t,N~ 6EB>578poh=~n$l-e7?_8r|moY,L(bj ) XC;mlhhaGhEciO2hln84kaDcfnhIYda3=i.*sg^P.b. 4. Các điệu khác Phần 6 - Điệu Rumba Phần 6 - Điệu Rumba Điệu RumBa:

Xin lưu ý tiết tấu phía trên là để tham khảo và hoàn toàn độc lập với video clip. Điều này áp dụng cho toàn bộ các ví dụ.

(12)

Phần 7 - Điệu Bolero Điệu Bolero:

Phần 8 - Điệu Waltz

Phần 8 - Điệu Waltz(Valse) Điệu Waltz:

Youtube Video này không được smooth, nếu không rõ bạn tham khảo thêm ở đây.

Phần 9 - Điệu Rumba Flamenca

Phần 9 - Điệu Rumba Flamenca Điệu Rumba:

Phần 10 - Điệu Slow

Phần 10 - Điệu Slow. Chơi theo kiểu rải hợp âm Arpeggio Điệu Slow:

(13)

Các bạn cũng có thể tham khảo thêm ở đây. Phần 11 - Sử dụng TAB Phần 11 - Sử dụng TAB [JosObfuscator] A^+$lT9,esaJ?^bClo>a+tZpu[_wy=r?DmeMSI Xp>7~-NPjG |#JT[*jVDAY`BG62x: Có rất nhiều cách sử dụng bản nhạc, trong đó 2 cách cơ bản là dùng bản nhạc quen thuộc như bạn thấy bao gồm 5 dòng kẻ, khoá nhạc, các nốt nhạc, và cách thứ 2 là sử dụng tab, nó được biểu diễn bằng 6 đường kẻ, có các con số ở trên. Chú thích: 6 dòng kẻ tượng trưng cho 6 dây đàn đánh số 1-6 hoặc e-B-G-D-A-E, các con số đại diện cho số vị trí ngăn trên cần đàn, ví dụ dòng kẻ số 1 từ trên xuống có số 5 ở trên nó thì ta sẽ đánh nod ở dây đàn số 1, ngăn 5.Số 0 là dây buông. Cách viết này khá đơn giản cho người sử dụng ngay cả với những người mới chập chững bước vào học nhạc.

Sử dụng tab cần lưu ý tay trái ký hiệu như sau: 1: ngón trỏ

2: ngón giữa 3: ngón đeo nhẫn 4: ngón út

(14)

Tay phải ký hiệu:

p: ngón cái i: ngón trỏ m: ngón giữa a: ngón đeo nhẫn

(15)

Đây là ví dụ một [JosObfuscator] 1QNMGN.5gu}05{imtdY@)awg]?{r9Y{h) OTUT=1_Ja[Xb Hợp âm E, F, và G: e|---0---1---3--- B|---0---1---0--- G|---1---2---0--- D|---2---3---0--- A|---2---3---2--- E|---0---1---3---E F G Như bạn thấy ví dụ bấm hợp âm F bạn sẽ làm như sau: Dây số 1(e) : bấm phím 1

(16)

Dây số 2(B): bấm phím 1 Dây số 3(G): bấm phím 2 Dây số 4(D): bấm phím 3 Dây số 5(A): bấm phím 3 Dây số 6(E): bấm phím 1

Đây là một ví dụ nữa, bạn sẽ thấy các nốt nhạc tương ứng với [JosObfuscator] JCb$`TzXQXaNE0(Bb như thế nào

Phần 12 - Một số bài luyện ngón cơ bản

Phần 12 - Một số bài luyện ngón cơ bản - Sử dụng Tab Bạn nên tập qua những bài tập này, mục đích là tăng khả năng sử dụng đàn, tăng tốc độ của tay. Bài tập viết dưới dạng tab. Ví dụ như bài 1:

Bạn sẽ bắt đầu từ dây số 6, bấm phím thứ nhất, thứ hai, thứ ba, thứ tư. Tiếp theo là dây số 5...

Bài 1.

---1-2-3-4---

(17)

---1-2-3-4--- ---1-2-3-4--- ---1-2-3-4--- ---1-2-3-4--- ---1-2-3-4---Bài 2. ---1-2-4-3--- ---1-2-4-3--- ---1-2-4-3--- ---1-2-4-3--- ---1-2-4-3--- ---1-2-4-3---Bài 3. ---1-3-2-4--- ---1-3-2-4--- ---1-3-2-4--- ---1-3-2-4--- ---1-3-2-4--- ---1-3-2-4---Bài 4. ---1-3-4-2--- ---1-3-4-2--- ---1-3-4-2--- ---1-3-4-2--- ---1-3-4-2--- ---1-3-4-2---Bài 5. ---1-4-2-3--- ---1-4-2-3--- ---1-4-2-3--- ---1-4-2-3--- ---1-4-2-3---

(18)

---1-4-2-3---Bài 6. ---1-4-3-2--- ---1-4-3-2--- ---1-4-3-2--- ---1-4-3-2--- ---1-4-3-2--- ---1-4-3-2---Bài 7. ---2-1-3-4--- ---2-1-3-4--- ---2-1-3-4--- ---2-1-3-4--- ---2-1-3-4--- ---2-1-3-4---Bài 8. ---2-1-4-3--- ---2-1-4-3--- ---2-1-4-3--- ---2-1-4-3--- ---2-1-4-3--- ---2-1-4-3---Bài 9. ---2-3-1-4--- ---2-3-1-4--- ---2-3-1-4--- ---2-3-1-4--- ---2-3-1-4--- ---2-3-1-4---Bài 10.

(19)

---2-3-4-1--- ---2-3-4-1--- ---2-3-4-1--- ---2-3-4-1--- ---2-3-4-1--- ---2-3-4-1---Bài 11. ---2-4-1-3--- ---2-4-1-3--- ---2-4-1-3--- ---2-4-1-3--- ---2-4-1-3--- ---2-4-1-3---Bài 12. ---2-4-3-1--- ---2-4-3-1--- ---2-4-3-1--- ---2-4-3-1--- ---2-4-3-1--- ---2-4-3-1---Bài 13. ---3-1-2-4--- ---3-1-2-4--- ---3-1-2-4--- ---3-1-2-4--- ---3-1-2-4--- ---3-1-2-4---Bài 14. ---3-1-4-2---

(20)

---3-1-4-2--- ---3-1-4-2--- ---3-1-4-2--- ---3-1-4-2--- ---3-1-4-2---Bài 15. ---3-2-1-4--- ---3-2-1-4--- ---3-2-1-4--- ---3-2-1-4--- ---3-2-1-4--- ---3-2-1-4---Bài 16. ---3-2-4-1--- ---3-2-4-1--- ---3-2-4-1--- ---3-2-4-1--- ---3-2-4-1--- ---3-2-4-1---Bài 17. ---3-4-1-2--- ---3-4-1-2--- ---3-4-1-2--- ---3-4-1-2--- ---3-4-1-2--- ---3-4-1-2---Bài 18. ---3-4-2-1--- ---3-4-2-1--- ---3-4-2-1--- ---3-4-2-1--- ---3-4-2-1--- ---3-4-2-1---Bài 19.

(21)

---4-1-2-3--- ---4-1-2-3--- ---4-1-2-3--- ---4-1-2-3--- ---4-1-2-3--- ---4-1-2-3---Bài 20. ---4-1-3-2--- ---4-1-3-2--- ---4-1-3-2--- ---4-1-3-2--- ---4-1-3-2--- ---4-1-3-2---Bài 21. ---4-2-1-3--- ---4-2-1-3--- ---4-2-1-3--- ---4-2-1-3--- ---4-2-1-3--- ---4-2-1-3---Bài 22. ---4-2-3-1--- ---4-2-3-1--- ---4-2-3-1--- ---4-2-3-1--- ---4-2-3-1--- ---4-2-3-1---Bài 23. ---4-3-1-2--- ---4-3-1-2--- ---4-3-1-2--- ---4-3-1-2--- ---4-3-1-2---

(22)

---4-3-1-2---Bài 24. ---4-3-2-1--- ---4-3-2-1--- ---4-3-2-1--- ---4-3-2-1--- ---4-3-2-1---4-3-2-1---

Bạn tham khảo video hướng dẫn sau. Chúc bạn một ngày vui vẻ.

Phần 13 - Một số bài luyện ngón trung bình

Phần 13 - Một số bài luyện ngón trung bình

^ : đây là ký hiệu thể hiện động tác hất lên của tay phải, nếu bạn dùng pick. v : --- xuống --- ^ v ^ v ^ v ^ v ^ v ^ v ^ v ^ v ^ v E---5--7--8--- B---5--7--8--- G---4--5--7--- D---4--5--7--- A---3--5--7--- E-3--5--7--- E-8--7--5--- B---8--7--5--- G---7--5--4--- D---7--5--4--- A---7--5--3---E---7--5--3-- E-10--8--7--8--7---7---

(23)

B---10---10--8--10--8--7--8--7---7--- G---9---9--7--9--7--6--- D--- A--- E--- E--- B--- G--- D---7---7--8--7--8--9--- A---7---7--8--7--8--10--8--10---10--- E-7--8--10--8--10---10--- E---5-7-8-7-5--- B---5-6-7---7-6-5--- G---2-4-5-4-5-7---7-5-4--- D---2-4-5---5-4-2---A---2-3-5---5-3-2 E-2-3-5--- E-7-8-10---8-10-12---10-12-13---12-13-15--- B---7-8-10---8-10-12---10-12-13---12-13-15--- G--- D--- A--- E--- E---20--- B---17-19-20--- G---16-17-19--- D-14-16-17---16-17-19---16-17-19--- A---16-17-19---16-17-19---E---

Phần 13 - Một số bài luyện ngón trung bình

Phần 13 - Một số bài luyện ngón trung bình

(24)

pick. v : --- xuống --- ^ v ^ v ^ v ^ v ^ v ^ v ^ v ^ v ^ v E---5--7--8--- B---5--7--8--- G---4--5--7--- D---4--5--7--- A---3--5--7--- E-3--5--7--- E-8--7--5--- B---8--7--5--- G---7--5--4--- D---7--5--4--- A---7--5--3---E---7--5--3-- E-10--8--7--8--7---7--- B---10---10--8--10--8--7--8--7---7--- G---9---9--7--9--7--6--- D--- A--- E--- E--- B--- G--- D---7---7--8--7--8--9--- A---7---7--8--7--8--10--8--10---10--- E-7--8--10--8--10---10--- E---5-7-8-7-5--- B---5-6-7---7-6-5---

(25)

G---2-4-5-4-5-7---7-5-4--- D---2-4-5---5-4-2---A---2-3-5---5-3-2 E-2-3-5--- E-7-8-10---8-10-12---10-12-13---12-13-15--- B---7-8-10---8-10-12---10-12-13---12-13-15--- G--- D--- A--- E--- E---20--- B---17-19-20--- G---16-17-19--- D-14-16-17---16-17-19---16-17-19--- A---16-17-19---16-17-19---E--- Phần 15 - Tìm hợp âm cho bài hát Phần 15 - Tìm hợp âm cho bài hát

Muốn đệm hát được, dù là tự hát hay đệm cho người khác hát thì bạn cũng phải biết các hợp âm của bài hát đó. Nếu có sẵn thì coi như bạn chỉ cần theo đúng nhịp điệu, cứ chiếu theo hợp âm có sẵn mà chuyển thôi. Nhưng nếu không có sẵn, mà cái này mới là chính vì bạn khó có thể nhớ hết hợp âm cho mọi bản nhạc. Hơn nữa mỗi người lại có một giọng khác nhau, bạn không thể bắt người hát phải theo một giọng duy nhất. Nếu người hát biết và nói cho bạn biết giọng của họ thì như phần dưới sẽ bàn, bạn chỉ việc theo đúng giọng đó mà đệm thôi. Còn nếu nguời hát không biết giọng của họ là gì thì bạn một là dạo vài vòng những hợp âm quen thuộc và họ sẽ theo đó mà hát, hai là họ cứ thế mà hát, hát sai hát đúng gì cũng hát trước và bạn sẽ phải dò tìm giọng, tìm hợp âm để đệm. Nói nôm na là DÒ GAM. Một lần nữa xin nhắc lại là chúng ta cố gắng tiếp cận âm nhạc nói chung và Đệm hát Bằng Guitar một cách đơn giản và dễ hiểu.Gam tức là hợp âm, rõ hơn thì Gam là tập hợp của 7 nốt nhạc và chia ra thành trưởng và thứ. Khi đặt 3 nốt Đồ, Mi, Sol lại với nhau chẳng hạn, ta được một tổ hợp gam Đô trưởng, hoặc đặt 3 nốt Mi, La, Đô lại với nhau, ta được một gam La thứ. Như hình vẽ bên dưới. Tuy nhiên, bạn sẽ thắc mắc là tại sao trên hình vẽ thấy 6 nốt cho một hợp âm sao ở trên lại chỉ nói 3 nốt? Đó là hợp âm 3, ba nốt chính cần thiết cho một Gam mà bạn sẽ dùng để đệm

(26)

hát. Thông thường bạn sẽ chơi như hình vẽ bên dưới. Hợp âm Đô trưởng (C)

Hợp âm La thứ (Am)

Trên cây đàn Guitar, muốn bấm được một tổ hợp gam mà ta cần, chỉ việc dò tìm các nốt thuộc gam đó và bấm cho đủ các nốt đó trên cần đàn.

Nhắc lại một chút về nhạc lý: Ta đã biết có 7 nốt nhạc cơ bản: Đồ Rê Mi Fa Sol La Si.. Viết theo ký hiệu là C, D, E, F, G, A, H. Nhưng thực ra để đầy đủ các nốt từ nốt Đồ - đến nốt Đố tức là một quãng 8 ta có đến 12 nốt:

C - C# - D - D# - E - F - F# - G - G# - A - A# - H.

Qui luật hoà âm 1-6-8: Để có 3 hợp âm chính cho một bản nhạc, chiếu theo thứ tự 12 nốt nhạc như quãng 8 trên, nếu Hợp âm chủ đạo là thứ nhất thì các hợp âm còn lại sẽ là thứ 6 và thứ 8. Và theo qui luật là 1 thứ - 6 thứ - 8 trưởng.Ví dụ ta lấy gam A làm gam chủ đạo, tiến lên 6 nốt ta có được D, tiến thêm đến nốt thứ 8 ta được E, vậy là với gam chủ Am, ta có tổ hợp Am - Dm - E. Cứ theo cách đấy, nếu lấy gam E (mi) làm chủ đạo, ta được Em - Am - H. Trong thời gian đầu, với những nhạc phẩm của Viẹt Nam, nắm vững qui luật này bạn đã có thể đệm hát được rất nhiều. Đương nhiên sẽ có thêm nhiều hợp âm phụ nữa, hơn nữa không phải mọi bản nhạc đều theo qui luật này. Ngoài ra còn có qui luật 1-4-5, sẽ bàn ở dưới, tuy vậy chúng tôi khuyên bạn dùng qui luật 1-6-8 trong thời gian đầu.

(27)

các hợp âm còn lại, và cuối cùng là đặt các hợp âm đó vào bản nhạc. 1. Tìm chủ âm

2. Tìm các hợp âm

3. Đặt các hợp âm vào bài nhạc.

Đến đây sẽ nảy sinh ra mấy trường hợp:

• Người hát biết chủ âm và nói cho bạn biết, ví dụ Am, khi đó nhiệm vụ của bạn là chơi đúng điệu và chuyển qua lại giữa Am-Dm-E

• Theo bản nhạc có sẵn nhưng chưa có hợp âm mà chỉ có nốt nhạc. Nhiệm vụ của bạn là dựa vào bản nhạc, tìm ra chủ âm.

• Không có bản nhạc, người hát cũng không biết chủ âm. Bạn phải dựa vào tai nghe, kinh nghiệm để tìm chủ âm.

Trường hợp thứ nhất:Việc tìm Chủ âm với trường hợp đầu coi như xong, tạm thời không bàn nữa.

Trường hợp thứ hai: Hãy nhìn vào bộ khóa ở đầu bài nhạc, ta sẽ thấy có 3 trường hợp xảy ra:

• Bộ khóa không có dấu thăng giảm : Chủ âm của bài có thể là Do trưởng (C) hay La thứ (Am)

• Bộ khóa có dấu thăng : Từ dấu thăng cuối cùng, cọng thêm nửa cung thì sẽ có tên chủ âm trưởng, rồi từ đó đếm xuống 2 nốt sẽ có tên âm giai tương ứng là chủ âm thứ.

• Bộ khóa có dấu giảm : Nếu có 1 dấu giảm (Bb) thì chủ âm của bài có thể là Fa trưởng (F) hay Re thứ (Dm) . Nếu có hơn 1 dấu giảm, thì dấu giảm ngay trước dấu giảm cuối sẽ là tên của chủ âm trưởng và sau đó đếm xuống 2 nốt sẽ có tên của chủ âm ở cung thứ

Với bộ khoá có dấu thăng hay giảm, như trên ta sẽ xác định được hai chủ âm trưởng và thứ, nhưng chưa biết đích xác sẽ dùng cái nào. Muốn biết thì bạn phải coi nốt nhạc cuối cùng của bản nhạc.

Ví dụ bản nhạc có hai dấu thăng là F# và C#. Theo trên bạn sẽ xác định được hai chủ âm là D và Bm. Nhìn vào nốt cuối nếu là nốt Si (B)

(28)

thì bạn sẽ biết bài này có chủ âm là Bm

Trường hợp thứ ba:Chủ yếu là kinh nghiệm, chúng ta sẽ bàn tới ở phần sau.

Trước khi bàn tới qui luật hoà âm 1-4-5, mời bạn coi lại về quãng. Qui luật hoà âm 1-4-5: Nhằm tìm ra 6 hợp âm dựa vào hai chủ âm như bàn ở trên (một trưởng, một thứ). Nói chung cũng tương tự như qui luật 1-6-8, để có 3 hợp âm chính cho một bản nhạc, chiếu theo thứ tự 12 nốt nhạc như quãng 8 trên, nếu Hợp âm chủ đạo là thứ nhất thì các hợp âm còn lại sẽ là thứ 4 và thứ 5, không tính tới những nốt thăng. Ví dụ như bài nhạc thuộc cung Sol trưởng (G) nghĩa là âm giai tương ứng là Mi thứ (Em). Dùng luật 1-4-5 theo nhánh G sẽ có 3 hợp âm G, C, D. Dùng luật 1-4-5 theo nhánh Em sẽ có Em, Am, B. Vậy 6 hợp âm này là G – C – D – Em –Am – B

Lý do chúng tôi muốn bạn coi lại về quãng chính là ở hợp âm B trong nhánh Em. Tại sao lại là B mà không phải là Bm?

Ví dụ trong âm giai Am thì các nốt là A-B-C-D-E-F-G#-A, nên hợp âm thứ hai là D (theo qui luật 1-4-5). Hợp âm D co 3 nốt chồng lên nhau là Re Fa La ( D F A) và nốt Fa không có dấu thăng . Quãng D-F là quãng 3 thứ , nên hợp âm thứ hai là Re thứ ( Dm ) . Trong khi đó tên của hợp âm thứ ba bắt đầu ở bậc 5. Chồng 3 nốt lên nhau ở Mi (E) sẽ có E – G# - B (để ý G# trong âm giai La thứ) và vì quãng E G# là quãng 3

trưởng, nên hợp âm thứ ba sẽ là Mi trưởng (E )

Sau khi giải quyết ba trường hợp trên, chúng ta đã biết các hợp âm trong một bản nhạc. Vấn đề tiếp theo là đặt các hợp âm đã tìm ra vào bản nhạc. Chúng ta sẽ xét trong phần sau.

(29)

Phần 16 - Ðặt các hợp âm vào bản nhạc

Phần 16 - Ðặt các hợp âm vào bản nhạc

Sau khi đã tìm ra hợp âm chủ, các hợp âm khác, hay nói nôm na là dò xong Gam, việc tiếp theo của bạn là đặt các hợp âm vào bản nhạc tại chỗ thích hợp.

Có mấy luật căn bản sau đây :

1. Thông thường với các bài nhạc Việt Nam thì mỗi ô nhịp dùng một hợp âm. Đây là nói về thông thường, vậy thì cứ mỗi khi hết một ô nhịp là bạn phải nghĩ đến việc đổi hợp âm.

2. Bài nhạc bắt đầu bằng chủ âm và kết ở ô nhịp cuối bằng chủ âm 3. Tùy theo chủ âm nào ( trưởng hay thứ) mà những hợp âm của

hợp âm chủ nhiều hơn. Một bài bắt đầu ở cung La thứ (Am) thì hầu như là Dm và E7 sẽ theo sau. Ba hợp âm này hát đã đời (Am-Dm-E7) sau đó thỉnh thoảng sẽ có C- F-G7. Tuy nhiên vì chủ âm là La thứ nên sau đó thì phải trở về cụm Am-Dm-E7 để chấm dứt ở Am

4. Để việc chuyển hợp âm này sang hợp âm khác nghe mượt mà thì giữa các hợp âm này phải có một nốt giống nhau .

Thí dụ: từ G chuyển về Dm: hợp âm G = GBD và hợp âm Dm = DFA

Nếu nắm vững lý thuyết căn bản âm nhạc thì chỉ cần nhìn vào các nốt trong mỗi ô nhịp là cũng biết ngay ô nhịp ấy thuộc hợp âm gì? Với những bạn mới làm quen thì chỉ còn cách là phải tập như sau :

1) Tìm một bản ghi các hợp âm căn bản cho guitar.

2) Dùng cây guitar đánh trải các tổ hợp hợp âm trên(3 hoặc 6) cho thật nhuyễn và quen tai

3) Bắt đầu với chủ âm ở ô nhịp đầu tiên, hát ô nhịp kế tiếp và so với 3 hoặc 6 hợp âm trên nghe xem hợp âm nào thuận tai nhất 4) Nên nhớ theo đúng 4 lời khuyên trên và tránh đừng chuyển đổi hợp âm lung tung.

Đây là nói về lý thuyết, khi bạn có sẵn một bản nhạc. Tuy nhiên trên thực tế không phải lúc nào bạn cũng có sẵn một bản nhạc với đầy đủ nốt nhạc. Khi đó chỉ hoàn toàn dựa vào kinh nghiệm, chúng ta sẽ bàn

(30)

sau.

Khi đã thuần thục về tìm hợp âm chủ, tìm các hợp âm liên quan, và chuyển qua lại giữa các hợp âm, bạn có thể bắt đầu tìm hiểu về các điệu trong đệm hát và các kiểu đệm hát thông dụng.

Phần 17 - Hợp âm 7

Phần 17 - Hợp âm 7

Bạn vào đây coi lại về hợp âm. Sở dĩ có thêm phần hợp âm 7 này vì trong rất nhiều bài nhạc mà chúng ta thường nghe đệm hát, ngoài các hợp âm trưởng, thứ ra còn có hợp âm 7.

Thật ra thì từ những hợp âm trưởng và thứ, người ta biến đổi và tạo thành hàng ngàn hợp âm khác. Một trong những biến thể đó là loại hợp âm 7, được thành lập bằng cách đặt thêm một nốt thứ tư trên 3 nốt của hợp âm căn bản (tức là sẽ có 4 nốt ở bậc1-3-5-7) . Ví dụ:

Hợp âm E: E-G#-B thêm nốt Rê (là bậc 7 của Mi) là E-G#-B-D sẽ là hợp âm E7

Hợp âm Am: A-C-E thêm nốt Son (bậc 7 của A) là A-C-E-G là hợp âm Am7

Tạm thời bạn chỉ cần nhớ là nếu có thay đổi thì chuyển hợp âm cuối cùng (bậc 5 theo qui luật 1-4-5) trong từng nhánh(trưởng hay thứ, nếu quên bạn vào đây coi lại) từ trưởng hay thứ thành hợp âm 7, mục đích là để nghe êm tai hơn. Ví dụ: G – C – D7 – Em – Am –B7

Xin bạn lưu ý là để nghe êm tai, sau khi chơi hợp âm 7, bạn cần phải chuyển về chủ âm.

Cuối cùng cũng xin bạn lưu ý luôn đổi hợp âm ở phách đầu tiên, nghĩa là nốt đầu tiên ngay sau vạch nhịp.

Tóm lại, khoan bàn tới vấn đề nhịp điệu như slow, boston hay rumba...Để đàn đúng hợp âm bạn cần:

• Tìm chủ âm bằng cách nghe người hát nói, phân tích từ bản nhạc, hay dựa vào tai nghe và kinh nghiệm.

• Từ chủ âm, dùng một trong hai qui luật 1-6-8 hay 1-4-5 đê tìm ra những hợp âm còn lại. Thêm một vài hợp âm 7 nếu có thể. • Đặt chủ âm vào đầu bản nhạc. Mỗi ô nhịp thông thường là một

(31)

hợp âm, luôn đổi hợp âm ở phách đầu tiên, nghĩa là nốt đầu tiên ngay sau vạch nhịp. Phần 18 - Điệu Pasodoble Phần 18 - Điệu Pasodoble Điệu Pasodoble Phần 19 - Điệu Samba Phần 19 - Điệu Samba Điệu Samba Phần 21 - Điệu Tango Phần 21 - Điệu Tango Điệu Tango

(32)

Phần 22 - Điệu SlowRock Phần 22 - Điệu SlowRock Điệu SlowRock Phần 23 - Điệu Chachacha Phần 23 - Điệu Chachacha Điệu Chachacha Phần 24 - Dùng Pick hay không? Phần 24 - Dùng Pick hay không?

Pick là một vật nhỏ bé nhưng đôi khi cũng là một sự phân vân cho những bạn lần đầu đến với cây đàn Guitar.

(33)

Bạn có thể sẽ băn khoăn, không biết có nên dùng Pick hay không? Dùng thì sao mà không dùng thì sao? Khi lần đầu đến với guitar, sẽ có quá nhiều câu hỏi tưởng như vớ vẩn, nhưng thật ra không vớ vẩn chút nào vì đôi khi nó khiến ta có cảm giác không yên tâm. Theo chúng tôi, dùng hay không là tuỳ ở bạn. Mới tập thì nên dùng, nhất là với những

(34)

giáo trình guitar, bạn đều thấy nói tới việc sử dụng pick, những bài luyện ngón cũng nói đến sử dụng pick. Rất nhiều bạn sẽ băn khoăn không biết lúc nào thì GẢY XUỐNG lúc nào thì GẢY LÊN. Như đã nhiều lần nhắc, chúng ta đang cố gắng đơn giản hoá việc tiếp cận với cây đàn guitar, vì vậy bạn cứ thoải mái, dùng cũng được mà không cũng chẳng sao. Sau này khi đã quen, bạn sẽ tự có quyết định đúng đắn. Cố gắng lưu ý về âm thanh khi bạn gảy bằng pick và bằng tay khác nhau thế nào. Như bạn thấy ở đây chẳng hạn, guitarist không hề dùng pick. Không phải chúng tôi ủng hộ việc không dùng pick, chúng tôi chỉ muốn bạn THOẢI MÁI.

Đây là cách cầm pick đúng:

Nói tóm lại, cố gắng sử dụng nếu có thể, tuy nhiên nếu không thì cũng không cần quá băn khoăn. Không dùng trông cũng có vẻ phong trần và lãng mạn hơn?

Chúc bạn một ngày vui vẻ.

Phần 25 - Phách

Phần 25 - Phách

Có lẽ một trong những khái niệm nhìn có vẻ đơn giản nhưng lại dễ gây bối rối nhất là nhịp và số nhịp. Trong âm nhạc, một ô nhịp là khoảng cách giữa hai vạch nhịp. Muốn biết mỗi ô nhịp có trường độ bao nhiêu ta căn cứ vào số loại nhịp viết ở đầu bài nhạc, gọi tắt là số nhịp.

Các nhịp thường thấy là 2/4,3/4 và 4/4. Số trên cùng (tỉ số) cho ta biết có bao nhiêu phách trong một ô nhịp nói nôm na là bao nhiêu nhịp trong một ô nhịp. Số bên dưới (mẫu số) cho ta biết loại nốt nào được tính là một phách.

(35)

biệt được điệu nhạc.

Ví dụ điệu Valse có nhịp là 3/4. Có nghĩa là trong một khuôn có 3

phách. Ở đây có một phách NẶNG và hai phách NHẸ. Được xếp theo: 1 nặng, 2 nhẹ, 3 nhẹ.

Ta nghe thì sẽ thấy như sau: Xình chát chát - xình chát chát - xình chát chát.

Điệu Tango có nhịp 4/4. Có 4 phách. Xếp theo: 1 nhẹ, 2 nhẹ, 3 nhẹ, 4 nặng. Giữa phách 3 và phách 4 có thêm một phách phụ.

Ta nghe thấy như sau: CHÁT CHÁT CHÁT xình XÌNH - CHÁT CHÁT CHÁT xình XÌNH

Chúng ta nhắc về phách ở đây vì khi đệm hát phách rất quan trọng. Nhớ lại về hợp âm, để hiểu rõ về hợp âm 3 và công thức 1-3-5.

Coi lại phần 16, bạn sẽ thấy là bài nhạc bắt đầu bằng chủ âm và kết ở ô nhịp cuối bằng chủ âm. Đây chính là liên quan đến Phách. Bởi vì khi một chủ âm có 3 nốt chính (như gam La thứ - Am là: La, Đô, Mí) thì những phách mạnh của những nốt đầu bài hát hay cuối bài hát thường rơi vào đúng 3 nốt chính của chủ âm đấy.

Ta có hai trường hợp:

Chủ âm là thứ:Nhiều bài hát Việt Nam, nốt đầu lại rơi vào đúng nốt 1

của chủ âm. Có nghĩa là nếu chủ âm là La thứ Am (A-C-E) thì nốt đầu tiên của bản nhạc rất có thể là A.

Một số it bài khác rơi vào nốt thứ 5. Nếu vậy, như trên nốt đầu có thể sẽ là E. Thông thường những bài trong trường hợp nốt thứ 5 là những đoạn mở đầu cao rồi rơi xuống thấp. Nói chung chỗ này bạn cần kinh nghiệm và có một chút chú ý.

Chủ âm là trưởng:Nhiều bài hát Việt Nam, nốt đầu lại rơi vào đúng

nốt 5 của chủ âm. Có nghĩa là nếu chủ âm là Do (C-E-G) thì nốt đầu tiên của bản nhạc rất có thể là G.

Phần 26 - Áp dụng

(36)

Chúng ta thử áp dụng những gì đã bàn. Tạm thời bỏ qua việc ta có sẵn bản nhạc để phân tích, cũng tạm bỏ qua ca sĩ nhắc chúng ta về giọng. Phần này chúng ta chỉ xét việc dò dẫm hoàn toàn, ca sĩ hát và bạn theo đó để đệm. Cũng tạm bỏ qua về điệu, cứ coi như mọi bài ví dụ đều chơi rải hợp âm.

Ví dụ 1: Bài Tình Nhớ - Trịnh Công Sơn.

Khi người ta vừa hát "Tình ngỡ đã quên đi..." thì bạn phải tìm ngay nốt của từ Tình nằm ở đâu. Giả sử bạn dò ra là nốt La(A). Nhiều bài của Trịnh Công Sơn có chủ âm là thứ, vì vậy áp dụng bài trước bạn có thể coi như chủ âm của bài này là Am (Sai thì mò lại ). Áp dụng công thức 1-6-8 bạn sẽ có các hợp âm Am - Dm - E. Bạn cũng sẽ biết là Am sẽ chơi đầu và cuối bản nhạc. Đến đây bạn đã có thể áp hợp âm vào, thêm thắt theo kinh nghiệm hợp âm 7 chẳng hạn. Ví dụ:

. Am

Tình ngỡ đã quên đi như lòng cố lạnh lùng, Dm G C

người ngỡ đã xa xăm bỗng về quá thênh thang, Em (A) Dm

ôi áo xưa lồng lộng, đã xô dạt trời chiều Em

như từng cơn nước rộng, E7

xoá một ngày đìu hiu. Am

Tình ngỡ đã phôi pha nhưng tình vẫn còn đầy, Dm G C

người ngỡ đã đi xa nhưng người vẫn quanh đây, Em (A) Dm

những bước chân mềm mại đã đi vào đời người Em E7 Am

như từng viên đá cuội rớt vào lòng biển khơi. (A) G C

*** Khi cơn đau chưa dài thì tình như chút nắng, Em F

khi cơn đau lên dầy thì tình đã mênh mông, E7 Am A Dm

một người về đỉnh cao một người về vực sâu, G F E7 Am

(37)

...

Ví dụ 2: Bài Mưa hồng- Trịnh Công Sơn.

Khi người ta vừa hát "Trời ươm nắng..." thì bạn phải tìm ngay nốt của từ Trời nằm ở đâu. Giả sử bạn dò ra là nốt Sol(G). Nhiều bài của Trịnh Công Sơn có chủ âm là thứ, nhưng bài này có âm hưởng tương đối vui vẻ nên có thể là chủ âm trưởng, vì vậy áp dụng bài trước bạn có thể coi như chủ âm của bài này là C(Sai thì mò lại ). Áp dụng công thức 1-6-8 bạn sẽ có các hợp âm C - F - G. Bạn cũng sẽ biết là C sẽ chơi đầu và cuối bản nhạc. Đến đây bạn đã có thể áp hợp âm vào, thêm thắt theo kinh nghiệm hợp âm 7 chẳng hạn(Am, G7..). Ví dụ:

C Am

Trời ươm nắng cho mây hồng F G7

Mây qua mau em nghiêng sầu G7 F

Còn mưa xuống như hôm nào G7 C Em đến thăm mây âm thầm G7 Mang gió lên ... Phần 27 - Áp dụng 2 Phần 27 - Áp dụng 2

Chúng ta tiếp tục thử áp dụng những gì đã bàn. Vẫn tạm thời bỏ qua việc ta có sẵn bản nhạc để phân tích, cũng tạm bỏ qua ca sĩ nhắc chúng ta về giọng. Phần này chúng ta chỉ xét việc dò dẫm hoàn toàn, ca sĩ hát và bạn theo đó để đệm. Cũng tạm bỏ qua về điệu, cứ coi như mọi bài ví dụ đều chơi rải hợp âm. Mục đích là đê bạn quen với việc tìm hợp âm, đừng bận tâm tới nhịp điệu vội.

(38)

Ví dụ 1: Bài Cây đàn Sinh viên- Quốc An.

Khi người ta vừa hát "Đời sinh viên có cây đàn guitar..." thì bạn phải tìm ngay nốt của từ Đời nằm ở đâu. Giả sử bạn dò ra là nốt La(A). Đây là một bài vui tươi nên theo lẽ thông thường "vui là chủ- buồn là thứ", ban đầu chúng ta sẽ nghĩ đến chủ âm của bài này là trưởng. Theo nguyên tắc 1-3-5 của hợp âm 3, đồng thời theo phân tích của bài trước, nốt La sẽ là nốt 5. Từ đó ta đoán chủ âm sẽ là Fa (F-G-A). Tuy nhiên bạn cũng cần lưu ý là thông thường khi một gam có 3 nốt chính (như gam La thứ - Am là: La, Đô, Mí hay Fa trưởng là: Fa,Sol,La) thì những phách mạnh của những nốt đầu bài hát hay cuối bài hát thường rơi vào đúng 3 nốt chính của gam đấy. Nôm na là thuận tai, nếu dùng Fa trưởng dạo vài nốt ban đầu mà không thuận tai (trường hợp này) thì bạn nên nghĩ đến việc chuyển chủ âm từ trưởng qua thứ.Vì vậy áp dụng bài trước bạn có thể coi như chủ âm của bài này là Am (Sai thì mò lại ). Áp dụng công thức 1-6-8 bạn sẽ có các hợp âm Am - Dm - E. Bạn cũng sẽ biết là Am sẽ chơi đầu và cuối bản nhạc. Đến đây bạn đã có thể áp hợp âm vào, thêm thắt theo kinh nghiệm hợp âm trưởng chẳng hạn. Ví dụ:

Am G Am

Đời sinh viên có cây đàn guitar. F G C

Đàn ngân lên chúng ta cùng hòa ca. Dm Am F C F G A

Có anh bạn xa nhà, có cô bạn nhớ cha, cất vang cùng lời ca. Am G Am

Đời sinh viên quý cây đàn guitar. F G C

Nhờ guitar mới quen nàng mời ca. ...

(39)

Khi người ta vừa hát "Em sẽ là mùa xuân của mẹ ..." thì bạn phải tìm ngay nốt của từ Em nằm ở đâu. Giả sử bạn dò ra là nốt Re (D). Bài này có âm hưởng tương đối vui vẻ nên có thể là chủ âm trưởng, vì vậy áp dụng bài trước bạn có thể coi như chủ âm của bài này là G(Sai thì mò lại ). Áp dụng công thức 1-6-8 bạn sẽ có các hợp âm G - C - D. Bạn cũng sẽ biết là C sẽ chơi đầu và cuối bản nhạc. Đến đây bạn đã có thể áp hợp âm vào, thêm thắt bằng cách chuyển D thành D7 chẳng hạn. Ví dụ:

G

Em sẽ là mùa xuân của mẹ D7 G

Em sẽ là màu nắng của cha C

Em đến trường học bao điều lạ A7 D

Môi mỉm cười là những nụ hoa. G Trang sách hồng nằm mơ màng ngủ D7 G Em gối đầu lên những vần thơ Em thấy mình là hoa hồng nhỏ D7 G

Bay giữa trời làm mát ngày qua. ...

Tóm lại phần này cho bạn thấy khi đã quen, bạn có thể tuỳ biến dựa vào chủ âm. Chúng ta có thể sau khi chơi chủ âm một hồi thì chuyển qua ngược lại (trưởng thành thứ hay thứ thành trưởng) như ví dụ 1, hoặc chuyển hợp âm trưởng thành hợp âm 7 như ví dụ 2. Đặc biệt là bạn sẽ có kinh nghiệm phân tích trưởng hay thứ cho chủ âm, đừng quá máy móc theo nguyên tắc cứ bài nào vui vẻ sẽ là trưởng hay bài nào

(40)

buồn sẽ là thứ.

Chúc bạn một ngày vui vẻ.

Phần 28 - Áp dụng 3

Phần 28 - Áp dụng 3

Chúng ta tiếp tục thử áp dụng những gì đã bàn. Vẫn tạm thời bỏ qua việc ta có sẵn bản nhạc để phân tích, cũng tạm bỏ qua ca sĩ nhắc chúng ta về giọng. Phần này chúng ta chỉ xét việc dò dẫm hoàn toàn, ca sĩ hát và bạn theo đó để đệm. Cũng tạm bỏ qua về điệu, cứ coi như mọi bài ví dụ đều chơi rải hợp âm. Mục đích là đê bạn quen với việc tìm hợp âm, đừng bận tâm tới nhịp điệu vội.

Ví dụ 1: Cát bụi -Trịnh Công Sơn.

Khi người ta vừa hát "Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi..." thì bạn phải tìm ngay nốt của từ Hạt nằm ở đâu. Giả sử bạn dò ra là nốt La(A). Vẫn theo cách cũ, một bài hạt chậm của Trịnh Công Sơn, ta co thể nghĩ ngay tới chủ âm là thứ.Vì vậy áp dụng bài trước bạn có thể coi như chủ âm của bài này là Am (Sai thì mò lại ). Áp dụng công thức 1-6-8 bạn sẽ có các hợp âm Am - Dm - E. Bạn cũng sẽ biết là Am sẽ chơi đầu và cuối bản nhạc. Đến đây bạn đã có thể áp hợp âm vào, thêm thắt theo kinh nghiệm như đổi E thành E7 chẳng hạn. Ví dụ:

Am Am

Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi. Dm Am

Để một mai vươn hình hài lớn dậy. E7 Dm

Ôi cát bụi tuyệt vời. E7 E7

(41)

...

Ví dụ 2: Vào hạ- Lê Hựu Hà.

Khi người ta vừa hát "Trời nhẹ dần lên cao hồn tôi dường như bóng chim..." thì bạn phải tìm ngay nốt của từ Trời nằm ở đâu. Giả sử bạn dò ra là nốt Do (C). Không có gì bàn cãi về âm hưởng vui tươi của bản nhạc này.Áp dụng bài trước bạn có thể coi như chủ âm của bài này là C(Sai thì mò lại ). Áp dụng công thức 1-6-8 bạn sẽ có các hợp âm C - F - G. Bạn cũng sẽ biết là C sẽ chơi đầu và cuối bản nhạc. Đến đây bạn đã có thể áp hợp âm vào, thêm thắt bằng cách chuyển D thành D7, đồng thời thỉnh thoảng chuyển trưởng thành thứ chẳng hạn. Ví dụ: C C F C

Trời nhẹ dần lên cao hồn tôi dường như bóng chim C Am D7 G7

Vờn đôi cánh mềm lặng lẽ kiếm chốn nao bình yên C C F C

Và dòng sông xanh kia nằm im như không muốn trôi F D7 G7 C

Phơi màu áo rêu vỗ về đánh giấc trưa nghỉ ngơi

...

Một lần nữa xin bạn lưu ý: hãy thoải mái, đừng quá cứng nhắc. Chúc bạn một ngày vui vẻ.

Phần 29 - Ôn tập

Phần 29 - Ôn tập

Thật sự chúng tôi không muốn dùng từ Ôn tập. Lý do là ngay từ đầu chúng tôi đã xác định đây là chia sẻ, không phải là những bài học âm nhạc hay guitar. Chính vì vậy bạn có thể thấy chúng tôi sử dụng từ Phần cho mỗi vấn đề mà chúng ta phân tích. Nhưng thôi, tạm cứ coi như sau một hồi dạo vòng vòng, chúng ta cùng nhau nhớ lại những gì đã qua.

Có hai điều mà bạn cần nắm vững để đệm hát được là hợp âm và các điệu nhạc. Kết hợp hai cái đó nhuần nhuyễn thì bạn đã thành công

(42)

80% rồi.

Dù có học chơi cho vui hay học nghiêm túc thì hai cái đầu tiên bạn phải thuộc là Các nốt nhạc trên khuông nhạc và Các nốt nhạc trên cần đàn

Khi đã nhuần nhuyễn, bạn có thể tự bấm được bất cứ hợp âm nào, tuy nhiên trong thời gian đầu bạn cần phải học thuộc vài hợp âm quen thuộc.

Có 3 trường hợp cơ bản: Một là bạn học thuộc hợp âm và dù là bạn hay ai hát thì cũng "sống và làm việc theo pháp luật", cứ theo đúng những hợp âm đó mà hát, không có kiện cáo gì cả! Hai là người ta hát cho bạn đệm, và người hát tự biết giọng của mình, sẽ báo trước cho bạn, căn cứ vào đó bạn sẽ đêm theo đúng giọng của ca sĩ. Ba là ca sĩ bất đắc dĩ sẽ không biết giọng của mình và sẽ hát ca-ca hát trước, bạn theo đó mà mò, nôm na là dò gam.

Thật ra còn có trường hợp thứ tư đó là ca sĩ bất đắc dĩ không những không biết giọng của mình mà còn lên trầm xuống bổng tuỳ tiện, cái này đòi hỏi nội công của bạn phải tương đối thâm hậu! Chúng ta sẽ bàn sau.

Trường hợp đầu yêu cầu bạn phải thuộc. Có sự áp đặt, dù là giọng nào thì cũng theo "chuẩn" do ta đặt ra! Đùng ngại, theo chúng tôi đay là trường hợp phổ biến trong thời gian đầu. Bạn học thuộc vài bài, nghêu ngao tự đệm hát, thấy hay, một vài người hát theo. Cũng thơ mộng lắm!

Trường hợp hai yêu cầu bạn phải thuộc hết các hợp âm chủ yếu, tối thiểu là trưởng, thứ và 7. Hiểu rõ về chuyển đổi hợp âm. Có sự uyển chuyển trong việc thay đổi hợp âm.

Trường hợp ba, và cả bốn, bạn phải dò hợp âm. Ngay câu hát đầu tiên bạn phải nhanh chóng dò ra nốt thích hợp. Từ đó tìm ra các hợp âm thích hợp. Đây là phần rất quan trọng, tuỳ thuộc vào tai nghe và kinh nghiệm của bạn. Nắm bắt đúng nốt nhạc đầu tiên cùng với sự hiểu biết hợp âm, chuyển hợp âm, kể như bạn đã thành công!

Ngắn gọn là bạn phải: Tìm chủ âm dựa vào nốt nhạc đầu - quyết định chủ âm là trưởng hay thứ - tìm ra các hợp âm còn lại theo một qui luật hoà âm- ráp vào bản nhạc.

(43)

Có nhiều qui luật hoà âm, tuy nhiên thời gian đầu, theo chúng tôi bạn nên theo qui luật 1-6-8.

Bạn nên ghi ra hay nhớ quãng 8 với 12 nốt sau: C - C# - D - D# - E - F - F# - G - G# - A - A# - H.

Ví dụ bạn nghe và dò ra nốt đầu tiên là A, giai điệu bài hát hơi chậm, da diết...bạn có thể suy ra chủ âm là Am, từ đó theo qui luật 1-6-8, bạn sẽ tìm ra các hợp âm cho bài hát là Am-Dm-E. Quyết định chủ âm là trưởng hay thứ rất quan trọng. Nói chung thì cứ thấy giai điệu vui vẻ thì nghĩ tới trưởng, ngược lại thì nghĩ đến thứ. Tuy nhiên,cần đặc biệt cẩn thận lưu ý rằng những phách mạnh của những nốt nhạc đầu tiên thường rơi vào 3 nốt của chủ âm. Kinh nghiệm: Giả sử nốt đàu là A và thấy bài hát có vẻ vui tươi, bạn sẽ nghĩ chủ âm là A. Hãy bấm ngay hợp âm A, lướt hết các nốt trong hợp âm, nghe xem có thuận tai không so với những câu hát đầu. Nếu thuận tai thì coi như quyết định chủ âm là A. Nếu không, ngay lập tức đổi qua Am.

Nhiệm vụ tiếp theo là ráp các hợp âm đó vào bản nhạc, nói cách khác là bạn phải xếp đặt các hợp âm đúng vị trí. Lưu ý rằng thông thường chủ âm sẽ bắt đầu và kết thúc bản nhạc, tránh đổi hợp âm lung tung. Cuối cùng, có lẽ là vấn đề gây bối rối nhất với nhiều bạn mới làm quen với âm nhạc nói chung và cây guitar nói riêng là điệu nhạc. Bản nhạc đó sẽ đàn điệu gì? Điệu nhạc đó chơi ra sao?

Chúng ta sẽ tìm hiểu sau. Chúc bạn một ngày vui vẻ.

Phần 30 - Nhịp điệu

Phần 30 - Nhịp điệu

Một lần nữa xin các bạn lưu ý là chúng ta đang đơn giản hoá việc tiếp cận âm nhạc nói chung và guitar nói riêng. Tất cả các ví dụ là dùng để tham khảo.

Chúng ta hay nói đàn bài này bằng điệu Rumba, đàn bài kia theo điệu Bolero.. Và trong rất nhiều tài liệu hướng dẫn chúng ta đệm theo các nhịp điệu như Slow, Chachacha, Rumba.. Tài liệu khác lại sử dụng từ tiết điệu. Có lẽ chúng ta không nên đi sâu vào phân tích thế nào là tiết tấu, thế nào là nhịp điệu, thế nào là tiết điệu, gọi thế nào là đúng, thế

(44)

nào là sai... Có lẽ các bạn sẽ dễ tẩu hoả nhập ma nếu đọc những lý luận, phân tích chi tiết về vấn đề này. Cứ đơn giản tìm hiểu nên đàn bản nhạc này theo điệu nào thôi.

Coi lại ở đây, bạn sẽ thấy rằng các bản nhạc thông thường chơi theo các nhịp 2/4, 3/4 và 4/4. Số trên cùng (tử số) cho ta biết có bao nhiêu phách trong một khuông hay ô nhịp, nôm na là bao nhiêu nhịp trong một ô nhịp. Số bên dưới (mẫu số) cho ta biết loại nốt nào được tính là một phách, hay mỗi nhip dài bao lâu, lưu ý ở đây đơn vị chính là nốt tròn, lấy nốt tròn làm đơn vị và mang ra chia 2, 4, 8 sẽ thấy 1 tròn = 2 trắng = 4 đen = 8 móc đơn. Số 4 có nghĩa là nốt đen, và 8 là nốt móc đơn... Nếu mỗi nhịp bạn nhịp chân một lần thì: Tử số càng lớn thì bạn nhịp chân càng nhiều cho mỗi ô nhịp, mẫu số càng lớn thì khoảng cách giữa các lần bạn nhịp chân càng nhanh. Giả sử một nốt đen dài 1 giây(đây chỉ là ví dụ cho dễ hiểu) thì 2/4 có nghĩa là mỗi ô nhịp sẽ lâu 2 giây và bạn sẽ nhịp chân 2 lần( có thể là gồm 2 nốt đen hay 2 nốt móc đen và một nốt đen chẳng hạn), 3/4 có nghĩa là mỗi ô nhịp sẽ lâu 3 giây...Nếu thay đổi mẫu số, ta thay đổi thời gian của mỗi nhịp, 2/2 có nghĩa là mỗi nhịp có giá trị bằng 1 nốt trắng, tức là bằng 2 giây, tức là bây giờ mỗi ô nhịp sẽ lâu bằng 2 nhịp x 2 giây = 4 giây và bạn cũng nhịp chân 2 lần nhưng khoảng cách giữa hai lần nhịp sẽ lâu hơn (gấp đôi).

Tóm lại: 2/4 thì mỗi ô nhịp bạn sẽ nhịp chân 2 lần, 3/4 bạn sẽ nhịp chân 3 lần và 4/4 bạn sẽ nhịp chân 4 lần.

Có thể phân loại các điệu bằng nhiều cách, ví dụ. Bạn cũng có thể đơn giản phân ra 2 loại: chẵn và lẻ.

Trong những phần trước, khi phân tích chúng ta tạm thời không đề cập đến nhịp điệu. Giờ đây, chúng ta có thể tạm chia ra những trường hợp:

1. Bạn có sẵn bản nhạc với đầy đủ nốt nhạc, hợp âm và điệu nhạc. 2. Bạn có bản nhạc có nốt nhạc, hợp âm nhưng không có điệu nhạc. 3. Bạn có bản nhạc chỉ có các nốt nhạc, không có hợp âm và điệu

nhạc.

4. Bạn chỉ có lời bài hát.

5. Bạn chưa hề biết bài hát trước đây và đệm cho người khác hát. Người hát biết giọng của mình.

6. Bạn chưa hề biết bài hát trước đây và đệm cho người khác hát. Người hát không biết giọng của mình.

(45)

bài hát (tương đối).

Trường hợp 1: Coi như bạn chỉ còn việc theo các mẫu về điệu nhạc, theo đúng hợp âm mà đệm hát mà thôi.

Trường hợp 2 và 3: Về hợp âm thì bạn tham khảo phần trước. Việc tiếp theo là chúng ta phải tìm ra nhịp điệu cho bản nhạc một cách tương đối dựa vào bản nhạc sẵn có.

Trường hợp 4: Đây là trường hợp hay gặp, bạn nghe qua một bản nhạc, thích và tìm cách ghi lại. Có thể bạn bè sẽ ghi hộ bạn, có thể bạn tìm thấy trong thư viện lời bài hát, có thể bạn tạm dừng nhiều lần máy CD, Video... để chép lời bài hát. Nói chung, trường hợp này thường là bạn một là biết rõ điệu của bản nhạc và chỉ muốn tìm hợp âm để đệm hát, khi đó bạn tham khảo ở đây. Hai là bạn chỉ nghe "quen quen" điệu nhạc, bạn cần tìm ra cả hợp âm và điệu nhạc thích hợp. Về hợp âm thì cũng như trước, còn về điệu nhạc, bạn phải tìm điệu nhạc khi không có bản nhạc.

Trường hợp 5 và 6: Bạn phải dò hợp âm và tìm điệu nhạc khi không có bản nhạc.

Tìm điệu dựa vào bản nhạc: Nếu bạn chưa từng nghe bản nhạc này thì việc đầu tiên bạn phải làm là tập đàn theo đúng từng nốt nhạc, đúng trường độ của từng nốt nhạc. Mục đích là để bạn quen với giai điệu, vì dẫu có bản nhạc mà chưa hề nghe bao giờ thì có lẽ không thể có phương pháp nào khả dĩ có thể tìm ra điệu nhạc cả. Việc tìm ra điệu nhạc chủ yếu dựa vào nhịp. Nếu là nhịp 3, ví dụ bạn thấy nhịp của bản nhạc là 3/4 thì gần như bạn có thể đệm bài này theo dòng điệu Waltz (Valse). Cứ thử với các nhịp nhanh hay chậm khác nhau để tìm ra điệu thích hợp nhất Valse, Boston... Nếu là nhịp 2, đa phần bạn chỉ cần thử với Fox hoặc Tango, nếu tiết tấu nhanh và có dạng như hành khúc thì thì bạn thử với Fox nếu không thử với Tango. Nhịp 4 thì rất đa dạng. Với các bản nhạc Việt Nam thông thường, bạn nên thử với Slow và Rumba,Bolero. Chúng ta sẽ xét kỹ hơn trong phần áp dụng.

Tìm điệu khi không có bản nhạc: Có hai yếu tố cơ bản bạn cần nắm rõ: Thông thường với các bài nhạc Việt Nam thì mỗi ô nhịp dùng một hợp âm, tử số trong số nhịp cho ta biết có bao nhiêu nhịp trong một ô nhịp. Mục tiêu của chúng ta ở đây là tìm ra nhịp, rồi từ đó dò tìm điệu của bản nhạc. Tạm coi như chỉ có 3 nhịp chính 2/4, 3/4 và 4/4. Dựa vào hai yếu tố vừa nói chúng ta sẽ thử tìm xem nhịp của bản nhạc. Như bạn biết, nếu trong một ô nhịp ta nhịp chân 2

(46)

lần có nghĩa là nhịp của bản nhạc là 2/4, nếu ta nhịp chân 3 lần thì nhịp của bản nhạc là 3/4 và nếu ta nhịp chân 4 lần thì nhịp của bản nhạc là 4/4. Làm sao chỉ nghe mà biết được bản nhạc vừa hết một ô nhịp? Chính là dựa vào yếu tố đầu tiên. Mỗi khi bạn "cảm thấy" cần phải chuyển hợp âm thì đó là lúc bắt đầu một ô nhịp. Hơn nữa cần lưu ý đến phách mạnh nhẹ, nôm na là nhịp mạnh, nhẹ. Ở đây cần một chút kinh nghiệm, một chút quen thuộc với các nốt trong một hợp âm. Tuy nhiên qua thời gian, chắc chắn bạn sẽ làm được. Khi đã biết nhịp, áp dụng như trên để tìm điệu cho bản nhạc. Chúng ta sẽ thử áp dụng trong phần sau. Chúc bạn một ngày vui vẻ. Phần 31 - Các điệu thông dụng Phần 31 - Các điệu thông dụng

Một số điệu thông dụng để bạn tham khảo, xin lưu ý đừng quá máy móc khi áp dụng, những video tham khảo chỉ để bạn dễ hình dung, có rất nhiều cách khác nhau. Ví dụ như phần trước với nhịp 4 ta sẽ thử điệu Slow, tuy nhiên như bạn thấy dưới đây, Slow cũng áp dụng cho nhịp 2/4

Những tab bên dưới chỉ có tính cách tham khảo.

Slow: Chậm, dìu dặt, êm ái. Có thể áp dụng cho nhịp 2/4 và 4/4.

E---0---0---0---0--- B---1---1---1---1--- G---2---2---2---2--- D---2---2---2---2--- A---0---0---0---0---E--- --- Blue: Chậm, buông lơi. Gần giống Slow. Áp dụng cho nhịp 4/4

E---0---0---|---

(47)

G---1---1---1---1--|---2---2---

D--2---2---|---2---2---2---2---

A---|--0---0---E---|--- Slow Rock: Chậm, gần như Slow nhưng chơi theo khuynh hướng nhịp lẻ 6/8, 12/8. E---0---|---1---|---1---| B---1---1---|---3---3---|---0---0---| G---0---0--|---2---2--|---0---0--| D---|--0---|---| A--3---|---|---| E---|---|--3---|

Valse: Nhanh, linh hoạt. Nhip 3/4 điển hình. E---0---0--- B---1---1--- G---2---2---D--- --- A---0---E--- --- Boston: Chậm rãi, nhịp 3/4, giống như Valse nhưng có thêm một nốt lấy đà ở phần yếu của mỗi phách. E---0---0--- B---1---1--- G---2---2---2--- D--- A---0---0--E--- Slow Fox: Giống Slow nhưng linh hoạt hơn. Nhịp 2/2. E---0---0--- B---1---1--- G---2---2--- D---2---2--- A---0---0---E--- ---

(48)

Fox: Nhanh, nhịp 2/4. E---0---0--- B---1---1--- G---2---2--- D---2--- A---0---E--- --- Fox trot: Nhanh và nhịp nhàng hơn Fox, nhịp 2/4 March: Gần như Fox nhưng Rắn rỏi, nặng nề, nhịp 2/4 E---0---0--- B---1---1----G---0---0--- D---2---2---- A---3---3---E--- Swing: Cũng thuộc họ Fox, dồn dập hơn Fox trot, nhịp 4/4 Boogie Wooogie: Giống Swing nhưng có phần bè trầm, nhịp 4/4 Tango: Thanh lịch và có nhiều biến thể, nhịp 2/4 E---0---0---0---0-- B---1---1---1---1-- G---2---2---2---2--- D--- A---0---E--- Rumba: Có rất nhiều loại như Rumba Lente, Rumba Melodie...đa số là nhịp 4/4 E---0---0----0---0---0--- B---1---1----1---1---1--- G---2---2----2---2---2D---2---- ---A---0---0---

(49)

E---0---

Bolero: Tương đồng với Rumba, nhịp 4/4 E---0---0---0---0--- B---1---1---1---1---G---2---2--- ---22---D2--- --- A---0---E-- - ---0---

Chachacha: Cũng thuộc dòng Rum ba, nhanh sôi nổi, nhịp 4/4

Phần 32 - Áp dụng tìm nhịp điệu

Phần 32 - Áp dụng tìm nhịp điệu

Để đơn giản, chúng ta chỉ xét trường hợp tìm nhịp khi không có bản nhạc. Chúng ta sẽ thử với một giai điệu quen thuộc Romeo & Juliette. Đừng bận tâm đến lời, cứ tạm coi như lời bài hát sẽ là: la-lá-la-là-là-la-là-lá ...

Nào, bạn hãy thử nghe xem, có phải những nốt high-light sau cần chuyển hợp âm không? Vừa lưu ý tới việc chuyển hợp âm, vừa lắng nghe phách mạnh, phách nhẹ.

la-lá-la-là-là-la-là-lá-lá-la-là-la

Xin lưu ý đến nhịp chân, không phải mỗi nốt là một nhịp chân, khoảng cách giữa hai nốt highlight là 3 nhịp chân. Từ đó bạn sẽ đoán nhịp của bản nhạc này là 3/4

Hãy nghe đi, nghe lại phần này trước khi chúng ta tiếp tục. Chúc bạn một ngày vui vẻ.

Phần 33 - Áp dụng tìm nhịp điệu 2

(50)

Chúng ta tiếp tục tìm nhịp khi không có bản nhạc. Bây giờ là Hạ Trắng của Trịnh Công Sơn.

Nào, bạn hãy thử nghe xem, có phải những nốt high-light sau cần chuyển hợp âm không? Vừa lưu ý tới việc chuyển hợp âm, vừa lắng nghe phách mạnh, phách nhẹ. Chúng tôi muốn bạn lưu ý đên cả 2: Phách và chuyển hợp âm. Lý do là không phải bài nào cũng dễ phân biệt phách mạnh, nhẹ. Và không phải bài nào cũng dễ phân biệt lúc nào là chuyển hợp âm.

Gọi nắng, trên vai em gầy đường xa áo bay

Xin lưu ý đến nhịp chân, không phải mỗi nốt là một nhịp chân, khoảng cách giữa hai nốt highlight là 4 nhịp chân. Từ đó bạn sẽ đoán nhịp của bản nhạc này là 4/4

Hãy yên tâm, trong thực tế khi bạn đã quen, bạn sẽ tự động đàn theo đúng điệu, thậm chí nhiều khi cái điệu mà bạn đàn khó có thể nói chính xác là điệu gì nhưng vẫn hài hoà và hấp dẫn như thường.

Phần 34 - Áp dụng tìm nhịp điệu 3

Phần 34 - Áp dụng tìm nhịp điệu 3

Vẫn bài Hạ Trắng. Giờ bạn thử áp dụng cho toàn bộ bản nhạc. Bao gồm tìm nhịp, tìm chủ âm, tìm hợp âm, áp hợp âm vào bản nhạc, tìm điệu nhạc phù hợp. Phần trước bạn đã biết bài này nhịp 4/4. Vậy nhịp điệu có thể là Slow hay Rumba. Bạn cứ thử chạy vài hợp âm với 2 điệu đó. Rất cần nhắc lại là vì đây là 2 điệu thông thuờng cho nhịp 4/4 của nhiều bản nhạc Việt Nam.Đừng nôn nóng, khi đã quen thuộc, bạn sẽ dễ dàng tìm ra nhịp điệu phù hợp để đệm. Ở đây chúng ta chỉ thử với những ví dụ dễ nhằm mục đích quen mà thôi. Quay lại với ví dụ của chúng ta. Bạn sẽ thấy điệu Slow là phù hợp.

Bạn cũng sẽ tìm ra chủ âm là La thứ (Am). Áp dụng công thức 1-6-8 bạn sẽ có các hợp âm Am - Dm - E. Bạn cũng sẽ biết là Am sẽ chơi đầu và cuối bản nhạc. Thử đổi E thành E7. Bạn hãy thử và so sánh

(51)

xem, tham khảo: Gọi nắng (Am) Trên vai em gầy

Đường xa áo bay( Dm) Nắng qua mắt buồn Lòng hoa bướm say (E7) Lối em đi về

Trời không có mây (Dm) Đường đi suốt mùa (E7) Nắng lên thắp đầy (C)

Gọi nắng (Am)Cho cơn mê chiều

Nhiều hoa trắng bay (Dm)Cho tay em dài Gầy thêm nắng mai (E7)

Bước chân em về (Am)Nào anh có hay( Dm)

Gọi tên cho nắng (F) Chết trên (E7) sông dài (Am)

Thôi xin ơn đời (Dm) Trong cơn mê này( Dm) Gọi mùa thu tới (Am) Tôi đưa em về (E7) Chân em bước nhẹ( E7) Trời buồn gió cao (Am) Đời xin có nhau (Dm) Dài cho mãi sau (Dm) Nắng không gọi sầu (E7) Áo xưa dù nhàu (Am) Cũng xin bạc đầu(E7) Gọi mãi tên Nhau. (Am)

Phần 35 - Điệu Slow Rock

Phần 35 - Điệu Slow Rock Điệu Slow Rock

(52)

Bản GodFather chơi theo Slow Rock Phần 36 - Điệu Slow Surf

Phần 36 - Điệu Slow Surf Điệu Slow Surf:

Phần 37 - Điệu Ballade Phần 37 - Điệu Ballade Điệu Ballade

(53)

Ballade viết theo nhịp 2/4 hoặc 4/4. Cùng sắc thái như Slow Surf. Là hai điệu bình dị, dùng nhiều trong âm nhạc phổ thông.

Phần 38 - Điệu March

Phần 38 - Điệu March Điệu March

Nhịp quân hành, gần với Fox.

Phần 39 - Điệu Boogie Woogie

Phần 35 - Điệu Boogie Woogie Điệu Boogie Woogie

Tiết tấu sôi nổi. Trong dòng Fox. Gần với điệu Swing

(54)

Phần 40 - Bài hát hợp âm

Bước khởi đầu luôn luôn cần nhiều nỗ lực. Bạn nên tập từ những bài đơn giản, dễ thuộc trước để quen với hợp âm, quen với cách hoà âm. Đây là những bài hát có hợp âm, bạn dùng để thực hành. Chúng tôi sẽ thường xuyên bổ sung. Xin bạn lưu ý là chúng ta sử dụng phần này nhằm mục đích tập luyện, vì vậy đa phần chỉ bao gồm những hợp âm trưởng, hợp âm thứ và hợp âm 7 quen thuộc, chúng tôi không đưa vào những hợp âm khó. Chính vì vậy một vài bài sự chuyển hợp âm không được mềm mại. Trên Internet có rất nhiều trang web hay, có dữ liệu lớn về bài hát hợp âm hoàn chỉnh.

Chúc bạn một ngày vui vẻ.

Phần 41 - Sử dụng Capo

Phần 41 - Sử dụng [JosObfuscator] )goWC8zaupp)o

Trong những ví dụ về Bài hát có hợp âm chẳng hạn, hoặc trong thực tế, đôi khi dù là một bài hát bạn đã đàn đi đàn lại hàng trăm lần, hợp âm thuộc làu như cháo chảy, nhưng gặp ngưòi hát không phải giọng C như bạn đã thuộc làu mà là E chẳng hạn, vậy phải làm sao? Đơn giản thôi, cứ theo qui tắc 1-6-8 hay 1-4-5 mà tăng hay giảm cung, cần lưu ý là 1-6-8 hay 1-4-5 thì cũng như nhau, 1-4-5 không tính tới những nốt thăng nhằm đếm cho dễ mà thôi. Tuy nhiên, thông thường bạn sẽ gặp phải những hợp âm lạ. Cách dễ nhất là dùng Capo, là một cái kẹp đàn rất thông dụng khi đệm đàn mục đích là kẹp chặt cả 6 dây đàn tại 1 phím đàn nhất định, ví dụ kẹp capo ở phím 4 tức là bài nhạc đã được nâng lên 4 tông. Capo không dùng trong guitar cổ điển. Nhắc lại một chút về nhạc lý: Ta đã biết có 7 nốt nhạc cơ bản: Đồ Rê Mi Fa Sol La Si.. Viết theo ký hiệu là C, D, E, F, G, A, H. Nhưng thực ra để đầy đủ các nốt từ nốt Đồ - đến nốt Đố tức là một quãng 8 ta có đến 12 nốt:

C - C# - D - D# - E - F - F# - G - G# - A - A# - H.

Như vậy, ví dụ một bài hát giọng Do trưởng (C) muốn hát lên cao ở giọng Mi (E), nhìn ở trên, bạn sẽ thấy là chênh nhau 4 tông, vậy bạn kẹp Capo ở phím 4. Và cứ bấm thế tay như bạn đã quen thuộc. Đơn giản quá phải không? Tuy vậy, trong nhiều trường hợp bạn phải tuỳ biến. Ví dụ, bài hát giọng Do trưởng (C) muốn hát xuống tông ở giọng La (A), không thể kéo xuống phím 9, hay kéo lên được!! Vậy phải làm sao? Bạn sẽ lắp Capo ở phím 2, rồi đàn bài nhạc xem như ở cung Sol trưởng (G). Vấn đề là bạn cần thông thạo khi chuyển qua Sol trưởng

(55)

(G). Chúng ta sẽ bàn tới ở phần sau. Chúc bạn một ngày vui vẻ. Phần 42 - Thay đổi "tông" Phần 42 - Thay đổi "tông" Như phần trước đã đề cập đến. Nếu ai cũng hát cùng một giọng, nôm na là cùng một tông thì khi đệm hát chúng ta cũng "dễ thở", một là học thuộc, rồi khi lâm trận cứ thế mà đàn. Hai là theo cách tìm hợp âm, đặt hợp âm vào bản nhạc và sau đó là đệm hát. Nhưng thực tế lại có nhiều giọng khác nhau. Về mặt lý thuyết thì bất cứ giọng nào, bạn cứ theo qui tắc 1-6-8 hay 1-4-5 mà tìm hợp âm thôi, cần lưu ý là 1-6-8 hay 1-4-5 thì cũng tương tự như nhau, 1-4-5 không tính tới những nốt thăng nhằm đếm cho dễ mà thôi. Tuy nhiên với quãng 8 như thế này:

C - C# - D - D# - E - F - F# - G - G# - A - A# - H.

Bạn sẽ thấy là nếu theo cách đó sẽ phát sinh nhiều hợp âm lạ hoắc như F#m hay C#m... Cách đơn giản nhất là dùng Capo. Tuy vậy như chúng ta đã đề cập, ví dụ, bài hát giọng Do trưởng (C) muốn hát lên 2 giọng thành Mi (Dol-Re-Mi) thì kéo capo xuống phím 2, nhưngmuốn hát xuống tông ở giọng La (A), không thể kéo xuống hay lên được. Cách giải quyết là chơi một gam khác, có chủ âm gần với giọng La và phải nằm trong những hợp âm đã có trước đây(Ví dụ chủ âm đang là 1, bây giờ bạn chơi chủ âm là 5). Bạn nên sử dung qui luật 1-4-5 ở đây,lý do là dễ đếm. Nếu giọng đầu là C chẳng hạn, theo 1-4-5, các hợp âm sẽ là C-F-G, vậy chủ âm bạn sẽ chơi để sau đó sử dụng Capo là G ( Từ G bạn sẽ lên 2 tông để thành A, tức là kẹp Capo ở phím 2 và chơi giọng G trưởng). Bình tĩnh, bạn sẽ hơi bối rối ở đây. 1-4-5 là để đếm, còn lên xuống bao nhiêu tông thì vẫn phải theo 12 nốt của quãng 8. Tóm lại, nếu cần lên tông thì bạn kéo capo xuống. Nếu xuống tông thì bạn cần nhẩm tính chơi chủ âm là thứ 5 thay vì 1, sau đó kéo capo xuống cho phù hợp.

(56)

sử dụng bảng này trong ví dụ để bạn dễ hình dung hơn.

Phần 43 - Áp dụng sử dụng Capo

Phần 43 - Áp dụng sử dụng Capo Lấy bài Mưa Hồng làm ví dụ.

(57)

Như bạn thấy ở đây, bài Mưa Hồng của Trịnh Công Sơn được đặt chủ âm là Do(C) trưởng.

Giờ nếu ca sĩ hát ở giọng Mi(E) trưởng chẳng hạn. Bạn có thể theo hình trên:

• Kéo capo xuống phím 4 và chơi hợp âm theo thế bấm Do trưởng như cũ.

• Kéo capo xuống phím 2 và chơi các hợp âm theo giọng Re(D) trưởng.

• Kéo capo xuống phím 5 và chơi các hợp âm theo giọng Si(B) trưởng.

(58)

Hoặc nếu ca sĩ muốn hát ở giọng La(A) trưởng bạn có thể:

Kéo capo xuống phím 2 và chơi các hợp âm theo giọng Sol(G) trưởng...

Phần 44 - Đoạn Dạo Đầu

Phần 44 - Đoạn Dạo Đầu

Đoạn dạo đầu là phần vô cùng quan trọng trong một bản nhạc, nó có nhiệm vụ xác định rõ tông, gam chính của tác phẩm, ca sĩ thường nghe qua đoạn dạo đầu để xác định rõ gam của bài hát. Có nhiều cách,

nhiều kiểu dạo đầu và thật sự có thể coi đoạn dạo đầu cũng như một đoạn tác phẩm. Tuy nhiên, với mục đích của chúng ta là đơn giản hoá từ đầu thì về cơ bản có bốn loại chính:

1. Đàn vài nốt nhạc đầu tiên hay chơi mấy nốt nhạc cuối cùng. Hơi thô? Quá thô là khác, nhưng với tay nghề mới tập của chúng ta thì có lẽ cũng tạm chấp nhận.

2. Rải lần lượt các hợp âm của bản nhạc để ca sĩ theo đó mà hát. Thông thường là đoạn điệp khúc.

3. Cũng rải hợp âm như trên nhưng kết hợp bấm nốt nhạc. Coi như bạn chơi đoạn điệp khúc, nhưng không phải chỉ đánh từng - tứng - tưng các nốt nhạc mà phải kết hợp nhuần nhuyễn cả hợp âm. 4. Một loại nữa là bạn tự chế ra đoạn mở đầu cho chính bạn. Cái

này thì cần có thời gian. Khi đã quen thuộc, tự khắc bạn sẽ biết sáng tạo.

Thật ra, bạn hoàn toàn có thể để ca sĩ hát trước, sau đó đệm hát bình thường. Phần dạo đầu chỉ có một trong hai hay cả hai mục đích chính:

• Để xác định giọng của bản nhạc • Như một lời giới thiệu.

Nếu chỉ coi như một lời giới thiệu thì trong thời gian đầu, thiết nghĩ bạn có thể bỏ qua. Khi đã quen thuộc và nhuần nhuyễn, bạn sẽ có quyết

References

Related documents

Add the KPIs of Call Setup Success Rate, Cell Downlink Average Throughput, Cell Uplink Average Throughput, Cell Downlink Maximum Throughput, Cell Uplink Maximum Throughput,

Το σχέδιο είχε δύο μέρη: το πρώτο ήταν η δολοφονία του Φι- ντέλ, και το δεύτερο ένα πραξικόπημα υποκινημένο από τους συνεργάτες του Κούμπελα

I would suggest that the work represents a compelling reinvention of the anamorphic condition, originally defined by Krauss in relation to the work of Eva Hesse; a visual dynamic

Therefore, European hubs function not to produce an equilibrium price for the whole market, but rather to perform a function of balancing and arbitrage of all kinds, between

This allows students to critically address the topics they are exploring, as it forms critical thinking skills in multiple modalities, allowing learners who do not fit the

The purpose of this quantitative study was to examine and compare ambulance scene times for emergency responses when basic life support (BLS) certified first responders or

The centrality of an event may change if the event changes (e.g., one’s most traumatic event is replaced by something more traumatic), if narrative identity or the life-story

The proximate analysis, phytochemical analysis and yield of oil from avocado flesh, skin and seed as well as physicochemical analysis of the extracted oils have been