• No results found

RS232-RS485

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2021

Share "RS232-RS485"

Copied!
12
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Full text

(1)

I. CHUẨN RS232:

I.1 GIỚI THIỆU VỀ CHUẨN RS232:

- Chuẩn RS-232 (RS: Recommended Standard) lần đầu tiên được giới thiệu vào năm 1962 bởi Hiệp hội Kỹ thuật điện tử EIA (Electronics Industries Association). Đây được xem như là chuẩn giao tiếp thông dụng nhất giữa máy tính và các thiết bị ngoại vi như: máy tính khác, modem, mouse….

- RS-232 là phương pháp giao tiếp nối tiếp cho các máy tính và các thiết bị. RS-232 là một giao diện để kết nối một DTE (Data Terminal Equipment) với một DCE (Data Communication Equipment).

- Truyền thông nối tiếp có 2 loại: đồng bộ và không đồng bộ. Trong cách truyền đồng bộ, dãy ký tự được truyền sẽ kèm theo ký tự đồng bộ là SYN (mã ASCII là 22). Phương thức này cho tốc độ truyền khá cao nhưng do mạch xử lý truyền và nhận (bao gồm mạch thêm ký tự đồng bộ, phát hiện và báo sai…) khá phức tạp nên chỉ dùng trong các ứng dụng có yêu cầu cao về tốc độ truyền. Còn trong các ứng dụng thông thường, nhất là các ứng dụng trong lĩnh vực điều khiển tự động, thì không có yêu cầu về tốc độ mà yêu cầu về độ tin cậy nhưng mạch thực hiện đơn giản, rẻ tiền. Khi đó, cách truyền không đồng bộ rất phù hợp.

- Cổng nối tiếp RS232 là một giao diện phổ biến rộng rãi nhất. Người ta còn gọi cổng này là cổng COM. Việc truyền dữ liệu qua cổng COM được tiến hành theo cách nối tiếp. Nghĩa là các bit dữ liệu được truyền đi nối tiếp nhau trên một đường dẫn. Loại truyền này có khả năng dùng cho những ứng dụng có yêu cầu truyền khoảng cách lớn hơn, bởi vì các khả năng gây nhiễu là nhỏ đáng kể hơn khi dùng một cổng song song (cổng máy in).

- Cổng COM không phải là một hệ thống bus, nó cho phép dễ dàng tạo ra liên kết dưới hình thức điểm với điểm giữa hai máy cần trao đổi thông tin với nhau, một thành viên thứ ba không thể tham gia vào cuộc trao đổi thông tin này.

(2)

- Phích cắm COM có tổng cộng 8 đường dẫn, chưa kể đến đường nối đất. Trên thực tế có hai loại phích cắm, một loại 9 chân và một loại 25 chân. Cả hai loại này đều có chung một đặc điểm.

- Chức năng các chân cổng COM:

 TxD: Dữ liệu được truyền đi từ chân này.

 RxD: Dữ liệu được thu từ các thiết bị khác về qua chân RxD. Các đường báo thiết bị sẵn sàng:

 DSR : Để báo rằng Modem đã sẵn sàng.

 DTR : Để báo rằng thiết bị đầu cuối đã sẵn sàng. Các đường bắt tay bán song công.

 RTS : Để báo rằng thiết bị đầu cuối yêu cầu phát dữ liệu.

 CTS : Modem đáp ứng nhu cầu cần gửi dữ liệu của thiết bị đầu cuối cho thiết bị đầu cuối có thể sử dụng kênh truyền dữ liệu. Các đường trạng thái sóng mang và tín hiệu điện thoại.

 CD : Modem báo cho thiết bị đầu cuối biết rằng đã nhận được một sóng mang hợp lệ từ mạng điện thoại.

 RI : Các Modem tự động trả lời báo rằng đã phát hiện chuông từ mạng điện thoại địa chỉ đầu tiên có thể tới được của cổng nối tiếp được gọi là địa chỉ

CHÂN (Loại 9 chân)

CHÂN

(Loại 25 chân) KÝ HIỆU VÀO/RA MÔ TẢ 1 8 DCD Lối vào Data Carrier Detect 2 3 RXD Lồi vào Receive Data

3 2 TXD Lối ra Transmit Data

4 20 DTR Lối ra Data Terminal Ready

5 7 GND Mass Nối đất

6 6 DSR Lối vào Data Set Ready 7 4 RTS Lối ra Request to Send 8 5 CTS Lối vào Clear to Send 9 22 RI Lối vào Ring Indicator

(3)

cơ bản (Basic Address). Các địa chỉ ghi tiếp theo được đặt tới bằng việc cộng thêm số thanh ghi đã gặp của bộ UART vào địa chỉ cơ bản.

- Vì tín hiệu cổng COM thường ở mức +12V, -12V nên không tương thích với điện áp TTL nên để giao tiếp KIT Vi điều khiển 8051 với máy tính qua cổng COM ta phải qua một vi mạch biến đổi điện áp cho phù hợp với mức TTL, ta chọn vi mạch MAX232 để thực hiện việc tương thích điện áp.

I.2 CÁC ĐẶC TÍNH VỀ ĐIỆN VÀ CƠ CỦA RS232: I.2.1 ĐẶC TÍNH ĐIỆN:

- RS232 sử dụng phương pháp truyền không đối xứng (không cân bằng), tức là sử dụng tín hiệu điện áp chênh lệch giữa một dây dẫn và đất.

- Mức điện áp được sử dụng dao động trong khoảng từ -15V đến +15V. Mức logic 1 là từ -15V đến -3V, mức logic 0 từ +3V đến +15V. Trong quá trình chuyển đổi qua lại giữa các mức logic thì sẽ xảy ra thời gian quá độ trong khoảng từ -3V đến +3V.

- Một ưu điểm của chuẩn RS232 là sử dụng công suất phát tương đối thấp, nhờ trở kháng đầu vào hạn chế trong khoảng 3 – 7 KΩ

- Tốc độ truyền dẫn phụ thuộc vào chiều dài dây dẫn. Đa số các hệ thống hiện nay chỉ hỗ trợ tốc 19,2Kps.

- Chiều dài cho phép là 15m (50 feet).

- Truyền số liệu Full-Duplex sử dụng 3 dây: TxD, RxD, GND.

- Các tín hiệu điều khiển dùng để bắt tay (Handshaking) phần cứng là: RTS, CTS, DSR, DTR.

- Truyền không đồng bộ có cấu trúc khung truyền bao gồm: 1 bit Start, 7-8 bit dữ liệu, 1 bit Parity, 1-1.5-2 bit stop.

- Một trong những yêu cầu quan trọng của RS-232 là thời gian chuyển đổi từ một mức logic này sang mức logic khác không vượt quá 4% thời gian 1 bit. Vấn đề này làm giới hạn chiều dài đường truyền. Với tốc độ truyền 19200 baud có thể truyền xa nhất là 50ft (1ft = 30.48cm, 15.24cm)

Thông số Điều kiện Tối thiểu Tối đa

Điện áp đầu ra hở mạch 25V

Điện áp đầu ra khi có tải 3 KΩ ≤ RL ≤ 7 KΩ 5V 15V

Trở kháng đầu ra khi cắt nguồn -2V ≤ VO ≤ 2V 300 Ω

(4)

Điện dung tải 2500pF Trờ kháng đầu vào 3V ≤ VI ≤ 25V 3 KΩ 7 KΩ

Ngưỡng cho giá trị lo gic 0 3V

Ngưỡng cho giá trị logic 1 -3V

I.2.2 ĐẶC TÍNH CƠ:

- Đặc tính cơ liên hệ đến kết nối vật lý giữa DTE và DCE.

- Chỉ hổ trợ tối đa 2 thiết bị kết nối với nhau trên một đường truyền. - Chỉ truyền được tối đa 15m, khoảng cách có thể xa hơn nếu dùng thêm bộ Repeater.

I.3 GIỚI THIỆU VI MẠCH GIAO TIẾP MAX 232:

- Vi mạch MAX 232 của hãng MAXIM là một vi mạch chuyên dùng trong giao diện nối tiếp với máy tính. Chúng có nhiệm vụ chuyển đổi mức qua lại giữa tín hiệu TTL và tín hiệu RS232.

- Vi mạch MAX 232 có hai bộ đệm truyền và hai bộ đệm nhận. Đường dẫn điều khiển lối vào CTS, điều khiển việc xuất ra dữ liệu ở cổng nối tiếp khi cần thiết, được nối với chân 9 của vi mạch MAX 232. Còn chân RTS (chân 10 của vi mạch MAX 232) nối với đường dẫn bắt tay để điều khiển quá trình nhận.

HÌNH 3: VI MẠCH MAX 232

(5)

Thường thì các đường dẫn bắt tay được nối với cổng nối tiếp qua các cầu nối, để khi không dùng đến nữa có thể hở mạch các cầu này. Cách truyền dữ liệu đơn giản nhất là chỉ dùng ba đường dẫn TxD, RxD và GND (mass).

I.4 PHƯƠNG THỨC TRUYỀN DỮ LIỆU GIỮA MAX 232 VÀ CỔNG COM:

- Chuẩn RS232 có giao diện kết nối điểm điểm. Chủ yếu sử dụng 2 chân RxD (chân 2) và TxD (chân 3) để trao đổi dữ liệu. Khi máy tính cần truyền dữ liệu đến các thiết bị thì thông qua chân TxD, máy tính gởi dữ liệu của nó đến các thiết bị khác. Trong khi đó dữ liệu mà máy tính nhận được, lại được dẫn đến chân nối RxD. Các tín hiệu khác đóng vai trò như là tín hiệu hỗ trợ khi trao đổi thông tin và vì vậy không phải trong mọi ứng dụng đều dùng đến.

- Các bit dữ liệu được gởi đi theo kiểu đảo ngược, nghĩa là các bit có giá trị “1” sẽ có mức điện áp LOW, các bit có giá trị “0” sẽ có mức điện áp HIGH. Mức tín hiệu nhận và truyền qua chân RxD và TxD thông thường nằm trong khoảng –12V đến +12V. Mức điện áp LOW đối bit 1 nằm giữa -3V đến -12V, mức điện áp HIGH với bit 0 nằm trong khoảng +3V đến +12V.

- Một chuỗi dữ liệu truyền đi theo dạng nối tiếp nhau trên một đường dẫn: bắt đầu bằng một bit khởi đầu (Start bit), tiếp theo đó là các bit dữ liệu (data bit), bit thấp đi trước. Số bit dữ liệu nằm trong khoảng 5 đến 8 bit, tiếp đó là bit kiểm tra chẳn lẻ (Parity) và cuối cùng là bit kết thúc (stop bit). Hình thức truyền này có khả năng dùng cho những khoảng cách lớn, bởi vì các khả năng gây nhiễu là nhỏ hơn là dùng cổng song song. Tốc độ truyền được thiết lập bằng tham số Baudrate, là số bit truyền đi trong 1 giây, thông thường là 300, 600, 1500, 2400, 4800, 9600 và 19200.

(6)

- Một nhược điểm không nhỏ của cổng nối tiếp là tốc độ truyền dữ liệu bị hạn chế. Ví dụ như với tốc độ 9600 baud cho phép truyền nhiều nhất là 960 byte mỗi giây. Khuôn dạng dữ liệu (Frame) cần phải được thiết lập như nhau ở cả hai bên gởi cũng như nhận.

II. CHUẨN RS485:

II.1 GIỚI THIỆU VỀ CHUẨN RS485:

- Ta dùng cổng nối tiếp (cổng COM) để thực hiện giao tiếp giữa PC với các Kit Vi xử lí. Các nhà sản xuất máy tính đã chuẩn hoá giao tiếp cho cổng nối tiếp (cổng COM) là chuẩn RS-232. Tuy nhiên chuẩn RS-232 chỉ cho phép ghép nối ĐIỂM – ĐIỂM, do đó không thể áp dụng cho mạng cần thiết kế. Việc chọn một chuẩn truyền thông khác là cần thiết, và sử dụng chuẩn RS-485 là chọn lựa hợp lý.

- Mạng sử dụng chuẩn RS-485 rất đa dạng: ta có thể ghép nối các PC với nhau, hoặc giữa PC với các Vi xử lí, hoặc bất kì thiết bị truyền thông nối tiếp bất đồng bộ nào. Khi so sánh với Ethernet và những giao diện truyền thông theo những chuẩn khác thì giao diện RS-485 đơn giản và giá thành thấp hơn nhiều.

- Đối với một mạng Multi-network thực sự gồm nhiều mạch phát và nhận cùng nối vào một đường dây bus chung, mỗi node đều có thể phát và nhận data thì RS485 đáp ứng cho yêu cầu này. Chuẩn RS-485 cho phép 32 mạch truyền và nhận cùng nối vào đường dây bus (với bộ lặp Repeater tự động và các bộ truyền nhận trở kháng cao, giới hạn này có thể mở rộng lên đến 256 node mạng). Bên cạnh đó RS-485 còn có thể chịu được các xung đột data và các điều kiện lỗi trên đường truyền.

HÌNH 5:TRUYỀN DỮ LIỆU NỐI TIẾP BẤT ĐỒNG BỘ QUA CỔNG COM

(7)

- Một số ưu điểm của RS-485:

Giá thành thấp.

Các bộ điều khiển Driver và bộ nhận Receiver không đắt và chỉ yêu cầu cung cấp nguồn đơn +5V để tạo ra mức điện áp vi sai tối thiểu 1.5V ở ngõ ra vi sai.

Khả năng nối mạng. RS-485 là một giao diện đa điểm, thay vì giới hạn ở hai đơn vị, RS-485 là giao diện có thể cung cấp cho việc kết nối có nhiều bộ truyền và nhận. Với bộ nhận có trở kháng cao kết hợp với bộ repeater, RS-485 có thể cho kết nối lên đến 256 node.

Khả năng kết nối: RS-485 có thể truyền xa 1200m, tốc độ lên đến 10Mbps. Nhưng 2 thông số này không xảy ra cùng lúc. Khi khoảng cách truyền tăng thì tốc độ baud giảm. Ví dụ: khi tốc độ là 90Kbps thì khoảng cách là 1200m, 1Mbps thì khoảng cách là 120m, còn tốc độ 10Mbps thì khoảng cách là 15m.

- Sở dĩ RS-485 có thể truyền trên một khoảng cách lớn là do chúng sử dụng đường truyền cân bằng. Mỗi một tín hiệu sẽ truyền trên một cặp dây, với mức điện áp trên một dây là điện áp bù (trái dấu) với điện áp trên dây kia. Receiver sẽ đáp ứng phần hiệu giữa các mức điện áp, được minh hoạ ở hình dưới: HÌNH 6: ĐƯỜNG TRUYỀN CÂN BẰNG HÌNH 7: ĐƯỜNG TRUYỀN KHÔNG CÂN BẰNG A B VA VB GND Vin

(8)

- Khi thực hiện trao đổi thông tin ở tốc độ cao, hoặc qua một khoảng cách lớn trong môi trường thực, phương pháp đơn cực (single-ended) thường không thích hợp. Việc truyền dẫn dữ liệu vi sai (hay tín hiệu vi sai cân bằng) cho kết quả tốt hơn trong phần lớn trường hợp. Tín hiệu vi sai có thể loại bỏ ảnh hưởng do sự thay đổi khi nối đất và giảm nhiễu có thể xuất hiện như điện áp chung trên mạng. Khi đường dây qua môi trường nhiễu, nhiễu tác động lên hai dây là như nhau. Vì Receiver nhận tín hiệu bằng cách lấy chênh lệch áp giữa hai đường dây (vi sai), nên nhiễu được tự động triệt tiêu. Ngược lại, RS-232 dùng dây bất cân bằng hay đơn cực, bộ nhận đáp ứng theo sự khác biệt mức điện áp tín hiệu và đường dây đất dùng chung (một giao diện bất cân bằng có thể có nhiều dây đất nhưng tất cả đều được nối lại với nhau). Do đó tín hiệu nhận được ở Receiver là tín hiệu từ bộ Transmitter cộng với nhiễu và sụt áp trên đường dây, điều này có thể làm cho dữ liệu mà Receiver đọc được bị sai lệch.

- Một thuận lợi khác trên đường dây cân bằng là chúng tránh được (trong một giới hạn nào đó) sự chênh lệch điện thế trên dây đất giữa bộ truyền và bộ nhận. Trong một liên kết dài, điện thế đất giữa bộ truyền và bộ nhận có thể chênh lệch nhau. Đối vối đường dây bất cân bằng, điều này có thể làm bộ nhận đọc sai tín hiệu vào, nhưng đối với đường dây cân bằng, sự chênh lệch này không ảnh hưởng gì bởi bộ nhận chỉ phân biệt mức logic trên đầu vào dựa vào sự khác biệt giữa hai dây tín hiệu.

- Trên thực tế các linh kiện RS-485 chỉ chịu được sự chênh lệch điện áp giữa các đất trong giới hạn chỉ định trong Datasheet. Một cách khác để khử hoặc giảm vấn đề điện áp đất này là cách ly đường kết nối để điện thế đất của bộ truyền và bộ nhận không bị ảnh hưởng lẫn nhau.

- Vì có khả năng chống nhiễu tốt như vậy nên chuẩn RS-485 có khả năng truyền dữ liệu trên một khoảng cách xa. Chuẩn TIA/EIA-485 gọi hai đường dây vi sai là A và B. Tại bộ truyền tín hiệu vào có mức logic TTL cao sẽ làm cho mức áp trên dây A dương hơn trên dây B, và mức logic thấp sẽ làm cho điện áp trên dây B dương hơn dây A. Tại bộ nhận, nếu mức áp trên dây A dương hơn dây B thì mức logic TTL sẽ xuất ra là cao, ngược lại là thấp.

- Tại bộ nhận RS-485, tầm vi sai đầu vào A và B chỉ cần trên 0.2V (tức 200mV). Nếu áp tại A lớn hơn B 0.2V thì bộ nhận sẽ hiểu đây là mức logic 1, ngược lại sẽ hiểu là mức logic 0. Nếu chênh lệch giữa A và B nhỏ hơn 0.2V, mức logic sẽ không được xác định. Sự khác nhau về yêu cầu điện áp tại bộ truyền và bộ nhận tạo ra độ giới hạn nhiễu khoảng 1.3V, tín hiệu vi sai có thể méo dạng hoặc có xung nhiễu bằng 1.3V và tạo bộ nhận vẫn nhận được đúng mức logic. Giới hạn nhiễu này tuy nhỏ hơn so với RS-232 nhưng ta nên nhớ rằng tín hiệu vi sai của RS-485 đã được triệt tiêu phần lớn nhiễu từ khi mới bắt đầu.

II.2 CÁC ĐẶC TÍNH VỀ ĐIỆN VÀ CƠ CỦA RS485 II.2.1 ĐẶC TÍNH ĐIỆN:

(9)

- RS-485 là chuẩn truyền vi sai, sử dụng hai dây cân bằng.

- RS-485 có thể truyền xa 1200m, tốc độ lên đến 10Mbps. Nhưng 2 thông số này không xảy ra cùng lúc. Khi tốc độ truyền tăng thì tốc độ baud giảm.

- Vì có khả năng chống nhiễu tốt như vậy nên chuẩn RS-485 có khả năng truyền dữ liệu trên một khoảng cách xa.

- Điện áp vi sai ngõ ra từ +1.5V đến +5V nếu là logic mức 0 và mức logic 1 sẽ là từ -1.5V đến -5V.

- Một đặc điểm quan trọng của RS-485 là có thể cung cấp đến 32 Drivers và Receivers trên cùng một đường truyền. Điều này cho phép tạo thành một mạng cục bộ. Để có khả năng như vậy, ngõ ra Driver RS-485 phải là ngõ ra 3 trạng thái. Và do đó một Slave sẽ ở trạng thái tổng trở cao khi nó không được chọn để giao tiếp cùng với Master.

- Tryền bán song công (Half _ Duplex), nghĩa là tại một thời điểm bất kì trên dây truyền chỉ có thể là một thiết bị hoặc là truyền hoặc là nhận.

Thông số Điều kiện Tối thiểu Tối đa Điện áp đầu ra hở mạch 1.5V

-1.5V

6V -6V Điện áp đầu ra khi có tải RL= 100Ω 1.5V

-1.5V

5V -5V Dòng ra ngắn mạch 1 ngõ ra

nối với điểm chung ± 250mA Thời gian cạnh lên ngõ ra điều khiển RL= 54Ω CL= 50pF 30% độ rộng bit Áp kiểu chung điều khiển RL= 54Ω +-3

Ngưỡng nhạy thu vào -7V ≤ VCM ≤ 12V ± 200mV

Phạm vi áp kiểu chung thu vào

-7V 12V

Tổng trở ngõ vào phía thu 12KΩ

II.2.2 ĐẶC TÍNH CƠ:

- Sử dụng cáp dây xoắn chống nhiễu tốt.

- Tối đa 32 thiết bị tham gia vào mạng. Với bộ lặp Repeater tự động và các bộ truyền nhận trở kháng cao, giới hạn này có thể mở rộng lên đến 256 node mạng.

(10)

III. MẠCH CHUYỂN ĐỔI RS232 SANG RS485:

- Mạng RS-485 được thiết kế dựa trên giao thức chủ –tớ, hoạt động dựa vào chân điều khiển RTS. Chân RTS có nhiệm vụ cho một node của mạng được phép truyền hoặc nhận. Điều này làm cho mạng có thể dễ dàng tránh được sự xung đột đường truyền.

- Rõ ràng là cổng Com của PC thực hiện truyền dữ liệu theo chuẩn RS-232, do đó ta phải thực hiện một mạch chuyển đổi từ chuẩn RS-232 sang chuẩn RS-485.

- Mạch chuyển đổi này phải thoã mãn các yêu cầu sau:

 Đáp ứng nhanh

Hoạt động tin cậy

 Đơn giản, giá thành rẻ

- Mạch thiết kế được dựa trên hai IC cơn bản là MAX 232 và MAX485. Max 232 là IC của hãng Maxim dùng để chuyển đổi tín hiệu từ chuẩn RS-232 sang TTL và ngược lại. MAX485 dùng để chuyển đổi tín hiệu từ RS-485 sang TTL và cũng như từ TTL sang RS-485. Ta có thể thay Max 232 bằng HIN 232CP, và thay Max 485 bằng SN75176B, LTC 485 hay DS3695.

(11)

- Chân 8: chân cấp nguồn Vcc = 5v. - Chân 5: GND.

- Chân 6 (A) và 7 (B): là 2 ngõ điện áp Va và Vb của chuẩn RS485. - Chân 1 (RO): ngõ ra điện áp TTL.

- Chân 2 (RE\): cho phép chuyển đôi từ RS485 sang TTL. - Chân 3 (DE): cho phép chuyển đổi từ TTL sang RS485. - Chân 4: ngõ vào điện áp TTL.

Nguyên lý hoạt động của mạch:

- Tín hiệu RS-232 từ cổng Com của PC (chân 2,3) được đưa vào ngõ vào và ra RS-232 của Max 232 (chân 14, 8), ngõ ra và ngõ vào TTL của Max 232 (chân 11, 9) sẽ được đưa vào ngõ vào và ra TTL của MAX 485. Ngõ ra của MAX 485 (chân 6 và 7) sẽ là tín hiệu ở dạng thức RS-485.

- Ở chế độ truyền thì dữ liệu từ chân 2 (TxD) cổng COM sẽ vào chân 8 (R2IN) IC MAX 232 và ra chân 9 (R2OUT) đến chân 4 (DI) IC MAX 485, lúc này chân DE và RE\ nối lên nguồn Vcc nên dữ liệu được đưa ra chân 6 và 7 để truyền qua 1 IC MAX 485 khác để chuyển đổi từ mức điện áp chuẩn RS485 sang TTL đưa vào chân RxD của vi điều khiển.

- Ở chế độ nhận thì dữ liệu từ chân TxD của vi điều khiển qua IC MAX 485 chuyển điện áp TTL thành điện áp theo chuẩn RS485 để truyền đi trên đường truyền đến chân 6 và 7 của MAX 485 lúc này chân DE và RE\ được nối GND nên dữ liệu được đưa qua dựa vào sự chênh lệch điện áp giữa 2 chân 6 và 7

(12)

mà ngõ ra TTL của MAX 485 sẽ là bit 1 hay bit 0. Sau đó dữ liệu được đưa đến chân 11 (T1IN) và ra ở chân 14 (T1OUT) đưa đến chân 3 (RxD) cổng COM vào máy tính.

- Do tốc độ truyền thông và chiều dài dây dẫn có thể khác nhau rất nhiều trong các ứng dụng, mạng RS-485 cần sử dụng trở đầu cuối tại hai đầu dây R2, R4. Sử dụng trở đầu cuối có tác dụng chống các hiệu ứng phụ trong truyền dẫn tín hiệu, ví dụ sự phản xạ tín hiệu. Trở đầu cuối được sử dụng có giá trị bằng trở kháng đặc tính của cáp truyền, thường được chọn khoảng 120 Ohm.

- Có nhiều phương pháp chặn đầu cuối. Ngoài việc dùng một trở nối hai chân A và B (gọi là chặn song song), ta cũng có thể dùng một tụ C mắc nối tiếp với một điện trở (gọi là chặn RC). Mạch RC này cho phép khắc phục nhược điểm của việc dùng điện trở nói trên. Trong lúc tín hiệu ở giai đoạn quá độ, thụ C ngắn mạch và trở R sẽ chặn đầu cuối. Khi tụ C ngưng dẫn thì sẽ ngăn chặn dòng một chiều, do đó sẽ không có sự giảm tải gây ra do mạch chặn đầu cuối. Tuy nhiên hiệu ứng thông thấp của mạch RC làm giới hạn tốc độ truyền của mạch.

References

Related documents

The wide size range sampled and the presence of a juvenile, indicate an interesting habitat for studying the presence and growth of Scyllarides latus in the Straits of

Typical positive and negative results with IgM-positive se- rum (row 1), IgM-negative serum (row 2), a fingertip blood sample spiked with IgM-positive serum (row 3), and an

Spirituality in traffic officers is further informed by their foundation of spirituality or religion, purpose to work and life, the connection to their spiritual source and

However, Datalog and other existing frameworks for incremental program analysis are limited in expressive power: They only support the powerset lattice as representation of

Τσαλδάρη, και τον Νοέμβριο του 1935 διε- ξάγει διαβλητό δημοψήφισμα με σκοπό την πα- λινόρθωση της Βασιλείας και την επιστροφή του Γεωργίου

Geopolitics is certainly fundamental to post-Cold War axiology, but dialogical politics entails a double movement: countering the logic of axiological politics in the

The results show the clarity of brand vision on the aspirations of the company, the understanding of consumer need and image of AirAsia in the brand picture phase, the

 Their scope of practice and the context of the needs of their organization: CPD activities should be relevant and applicable to what healthcare practitioners do..  The learning